[VnEc] Chính phủ vừa điều chỉnh mục tiêu năm 2011, về tăng trưởng xuống còn 6%, về lạm phát tăng lên 15%.
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 12 tháng qua |
Đây là sự điều chỉnh cần thiết và phù hợp, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Quyết tâm này là một trong những yếu tố tạo lòng tin trong việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế do Đại hội Đảng đề ra trong 5 - 10 năm tới.
Trong khi đó, với mức điều chỉnh lên 15%, thì lạm phát năm 2011 đã cao thứ hai tính từ năm 1993 đến nay (sau năm 2008).
Mặc dù mục tiêu lạm phát đã được điều chỉnh lên gấp đôi, nhưng việc thực hiện mục tiêu điều chỉnh cũng không dễ dàng.
Bởi, một là, “dư địa” của nhiệm vụ kiềm chế lạm phát không còn nhiều. Sau 5 tháng, lạm phát đã ở mức 12,07%, để thực hiện mục tiêu điều chỉnh 15%, thì 7 tháng còn lại chỉ được tăng 2,61% (hay tăng 0,37%/tháng).
Đây là tốc độ tăng mà cùng kỳ trong 7 năm trước chưa bao giờ thấp hơn (2010 là 6,89%, 2009 là 4,3%, 2008 là 3,39%, 2007 là 7,97%, 2006 là 2,83%, 2005 là 3,65%, 2004 là 3,04%).
Hai là, mặc dù tốc độ tăng giá tiêu dùng bắt đầu từ tháng 5 đã có xu hướng tháng sau tăng thấp hơn tháng trước, nhưng các yếu tố ở trong nước và trên thế giới làm tăng lạm phát vẫn còn. Trong nước, những yếu tố tiềm ẩn của lạm phát (như hiệu quả đầu tư thấp, năng suất lao động thấp) chuyển biến còn chậm.
Chi phí đẩy do tăng giá xăng dầu, tăng giá điện, tăng tỷ giá dồn dập, vào cùng một lúc, với tốc độ cao, lãi suất cho vay cao... tiếp tục tác động. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tuy đã được “co lại”, nhưng vẫn còn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP.
Việc mua vào USD để tranh thủ thời cơ tỷ giá ổn định, thị trường ngoại tệ tự do bị thu hẹp, nếu không có biện pháp dung hòa, thu đủ, thu nhanh lượng tiền đã đưa ra, sẽ tạo sức ép tăng tỷ giá, làm khuyếch đại lạm phát ở trong nước. Lạm phát trên thị trường thế giới hiện đang khó dự đoán xu hướng và mức độ...
Để thực hiện kiềm chế lạm phát trong mục tiêu đã được điều chỉnh, cần tiếp tục thực hiện nhất quán, đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 11, chưa thể chủ quan, thỏa mãn với những kết quả bước đầu đã đạt được.
Trong các giải pháp này, theo người viết, cần quan tâm đến các giải pháp sau.
Thứ nhất, chưa thể nới lỏng chính sách tiền tệ. Để giảm lãi suất cho vay, các ngân hàng cần tiết giảm chi phí hoạt động, giảm bớt lợi nhuận để chia sẻ với các doanh nghiệp; các doanh nghiệp tiết giảm chi phí, quay nhanh vòng vốn...
Thứ hai, cần mạnh tay hơn, cụ thể hơn trong việc cắt giảm, đình hoãn đầu tư công, nhất là các địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo quyết liệt hơn.
Thứ ba, cần hết sức cẩn trọng trong việc thực hiện lộ trình giá thị trường, cần tạo tiền đề cho việc thực hiện lộ trình (đa thành phần, giảm độc quyền, ...).
Thứ tư, cần cẩn trọng trong việc điều chỉnh tỷ giá, tránh “giật cục”. Tranh thủ mua ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối để tăng sức mạnh quốc gia, nhưng cần thu đủ, thu nhanh lượng tiền đã đưa ra.
Thứ năm, đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tuyên truyền giáo dục để giảm tâm lý sùng bái hàng ngoại, áp dụng các giải pháp mạnh để kiềm chế nhập khẩu, nhất là những mặt hàng cần kiểm soát, cần hạn chế, ngay cả những máy móc, thiết bị có kỹ thuật, công nghệ cũ, lạc hậu,...
Thứ sáu, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về giá cả.
Thứ bảy, tăng cường phân tích và dự báo, tránh lạc quan quá, bi quan quá. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm công bố các thông tin liên quan minh bạch.
Dương Ngọc
Các bài khác:
- [TVN] Lãi suất, lạm phát và... (Alan Phan người thành lập Vinabull tại VN)
- [VEF] Chịu "đau" để chữa khiếm khuyết của nên kinh tế
- [DDDN] Căn nguyên chính của lạm phát không phải do thị trường tài chính
- [UB] Lạm phát ở Việt Nam dưới góc nhìn của người dân
- [SGTimes] Lạm phát ở châu Á: Căn nguyên và giải pháp (đọc lại)
- [DDDN] Kỳ vọng dòng vốn VNĐ
- [LD] Rộng cửa cho tín dụng tiền đồng
- [NLD] Siết tín dụng phi sản xuất, ai sẽ gặp khó?
- [SGTimes] Nguồn vốn ngoại tệ sẽ bị thu hẹp
- [NDHMoney] Còn 20 ngân hàng đang có dư nợ phi sản xuất cao hơn 22%
- [BDV] Cho vay "lố", ngân hàng...méo mặt
- [TVN] Tướng Vịnh: "Hành động bạo lực dưới danh nghĩa dân sự" (tiêu đề này do TVN đặt, tiêu đề chính của Tuổi trẻ: Nếu xung đột không bên nào thắng)
- [VnEx] Trung Quốc đang sử dụng vỏ bọc bán quân sự trên biển Đông
- [TT] Nếu xung đột không bên nào thắng
- [TTCT] "Vụ hải giám" nhìn lại
- [Vn+] Phê phán việc làm sai trái của các tàu hải giám TQ
- [SGGP] Chân lý chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa
- [VnEx] Yêu cầu Trung Quốc không để tái diện vụ tàu Bình Minh
- [VNN] Trung Quốc đòi Việt Nam nỗ lực giải quyết chuyện Biển Đông (giải quyết gì? kẻ cả quá)
- [VB] Bộ trưởng QP Trung Quốc cam kết không mưu cầu bá quyền (ai tin?, lý do để tin?)
- [TNO] Cần tiếp tục công khai thông tin về biển Đông (nhân dân quyết tâm đi theo)
- [VEF] Làm ăn với Trung Quốc: muốn ăn lăn vào bếp nóng!
- [VnEx] Doanh nhân Trung Quốc tìm đường định cư ra nước ngoài
- [VnEc] 8 điểm chính trong tương lai quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật
- [TVN] Việt Nam trong khát vọng của người Palestine (đọc bài này tôi tự hào về Việt Nam, cảm ơn người Palestine, phải chi người TQ cũng như vậy!)
- [VnEc] Bộ công thương: Chưa tăng giá điện, kiềm chế nhập siêu
- [VnEx] Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được miễn thuế (phải cảm ơn bộ Tài Chính)
- [TTO] Chờ giảm giá xăng dầu
- [LD] KD xăng dầu: Có nên gỡ nút thắt cho nền kinh tế?
- [VnEx] EVN lại xin tăng giá điện vì "đói vốn" (mình nên xin bộ Công Thương tiền đóng tiền điện)
- [VnEx] Giá điện, xăng ám ảnh người tiêu dùng Việt Nam
- [SGTT] Hiệp hội Thép phản ứng bộ Tài chính về giá điện
- [VEF] Ngành Thép "phản pháo" chuyện lãi nhờ điện
- [DDDN] Phác họa thị trường điện cạnh tranh
- [LD] Giám sát tài chính DNNN - Bài 1: Giám sát nhưng chưa...sát
- [VNN] Người chống tham nhũng bị truy sát nhiều lần
- [VEF] Chúng khoán: Trường phái kiên nhẫn mai phục đã thành công
- [DDDN] Chứng khoán: Tránh rơi vào bẫy tăng giá
- [VEF] Chứng khoán Trung Quốc có tác động đến VN?
- [SGTimes] Luật làm méo mó thị trường (thị trường BĐS)
- [LD] Ổn định TTCK & BĐS: Đâu là nút thắt?
- [DOOL] Thị trường BĐS Tp.HCM: Ấm biệt thự, lạnh căn hộ (nhiều cty chờ phá sản mà ta)
- [CafeF] Thị trường nông sản: Cần nhà đầu tư, không phải đầu cơ
- [SGTimes] Chuyện làm ăn: Xoay chuyển chiến lược
- [SGTimes] Chuyện làm ăn: Nhiều công ty đa quốc gia muốn đến Việt Nam (đến nhiều vào, nhanh lên, để anh em tôi có việc làm)
- [VEF] 80% người tiêu dùng Việt chuộng dệt may nội địa (cứ mê xuất khẩu và gia công)
- [VnEx] Thị trường bán lẻ Việt Nam liên tiếp rớt hạng và [DDDN] Chỉ số niềm tin kinh doanh sụt giảm mạnh
- [VnEx] 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới và Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm 2008
- [VnMedia] Nhớ đời cái giá rẻ của Jetstar Pacific!
- [TPO] Không để người giàu "chiếm" nhà thu nhập thấp
- [LD] Lao động di cư gánh nặng hai vai
- [TVN] Người nghèo Việt Nam: Nghèo vẫn hoàn nghèo
- [TVN] "Nhặt nắng trong sương" thơ Trần Việt Phương tặng người nghèo
- [VnEx] Tôi từng tuyệt vọng vì gia đình danh giá
- [VnEx] Bí quyết để con bạn có kỳ nghỉ hè bổ ích
- [eVan] Người lữ hành bền bỉ (Tin cái gì tôi cũng tin vừa phải, không cuồng tin)
- [TT] Đưa tiễn nhà nghiên cứu Đào Thái Tôn ( nhà nghiên cứu Hán Nôm, thơ H.X.H, truyện Kiều, cực đoan, gây nhiều tranh cãi nhưng đoạt giải John Balaban tại Mỹ)
- [BDV] "Chẩn đoán" căn bệnh "bất lực" của vua Khải Định (thấy vậy mà không phải!. Cửu huyền thất tổ của tôi)
- [SGTT] Kiếm tiền tỉ từ chợ ảo như thật và Bài cuối: Xâu xé miếng bánh web
- [VnEc] Phần Lan và nỗi đau mang tên Nokia (có bài tiếng anh đăng trước)
- [VnEc] Mỹ đối mặt nguy cơ bị giảm điểm tín nhiệm (tại vì không giúp VN)
- [VB] Kỷ lục Việt Nam: Mô hình xếp logo bằng ôtô lớn nhất (lập kỷ lục nhiều vào, để PR cho đất nước!)
- [VnEx] Gặp lại ca sinh 6 toàn nữ duy nhất thế giới (đọc sẽ hiểu nỗi niềm của các ông bố khi có con gái, cả phương Tây & Đông)
- [TTVH] "Tôi sexy nhưng trên người tôi còn có vải" (thư giãn tí, vì có tên bạn học nên link vào ăn ké chút, ước gì ai cũng có vải như cô này! đẹp từ tâm hồn mà.)
- [SGTimes] Cam kết góp hay thực góp? ý kiến với bài này: Phần vốn góp: Cam kết góp hay thực góp (làm tư liệu)
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !