Lạm phát tại Việt Nam đang tiếp tục giảm nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ đúng đắn của Chính phủ thời gian qua. Ảnh: Hồng Vĩnh |
[Marketing3k.vn] Đó là hai khuyến nghị với Việt Nam, được Ngân hàng Phát triển châu Á đưa ra, tại cuộc họp công bố Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế châu Á, ngày 14-9, tại Hà Nội.
Chưa nên nới lỏng chính sách tiền tệ
Lạm phát của Việt Nam dự báo sẽ ở mức 18,7% trong năm nay và sẽ giảm xuống còn 11% trong năm tới nhờ kết quả của việc thắt chặt chính sách tiền tệ và dự báo giá dầu, giá lương thực toàn cầu hạ nhiệt.
Theo đánh giá của ADB, Nghị quyết 11 đã tạo ra những kết quả bước đầu trong việc góp phần ổn định tỷ giá ngoại hối, cho phép nâng cao mức dự trữ ngoại tệ và giảm tốc độ tăng lạm phát theo tháng trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8. Tuy nhiên vẫn còn quá sớm để Việt Nam có thể nới lỏng các chính sách tiền tệ bởi lạm phát tính theo năm vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, việc thu hẹp thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai trong nửa đầu năm 2011 đã tạo điều kiện đưa ra điều chỉnh nhỏ về dự báo đối với thâm hụt tài khoản vãng lai cả năm ở mức 3,7% GDP. Nhập khẩu năm 2012 sẽ tăng do nhu cầu trong nước tăng lên.
Theo ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia ADB Việt Nam, khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên trước mắt của Chính phủ. Nhưng việc giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng lạm phát cao đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn trong việc cải cách cơ cấu. Những cải cách này bao gồm việc giảm dần những nút thắt cổ chai trong sản xuất và lưu thông, bảo đảm an toàn cho ngành tài chính, tăng cường hiệu quả đầu tư công, và áp đặt những nguyên tắc thị trường đối với các doanh nghiệp lớn của nhà nước.
“Việc nới lỏng chính sách quá sớm có thể làm giảm hiệu quả những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, làm mất niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng vào đồng Việt Nam, và lại gây ra sức ép sụt giảm dự trữ ngoại tệ”- ông nhận định.
Thanh lọc các ngân hàng không hiệu quả
Về điều hành trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trong thời gian qua, ông Dominic Mellor, Chuyên gia về Kinh tế Việt Nam của ADB cho biết, hiện rủi ro lớn nhất với Việt Nam là tỉ giá hối đoái. Nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thả lỏng chính sách một cách quá nhanh sẽ giảm khuyến khích người Việt Nam giữ tiền đồng. Cùng với đó, nếu chúng ta cứ nhìn vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo tỷ lệ phần trăm thì không chính xác, phải nhìn vào lượng tín dụng tuyệt đối tăng lên bao nhiêu.
ADB cho rằng chưa nên nới lỏng chính sách tiền tệ . Ảnh: Trần Quang Tuấn |
Việc hỗ trợ các ngân hàng nhỏ như hiện nay không giải quyết được vấn đề. Quan trọng là các ngân hàng phải tự cơ cấu lại, tự cải tổ lại để nâng cao năng lực quản lý, quản trị, đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Về phía NHNN, cần thực hiện hỗ trợ với vai trò là người cho vay cuối cùng khi cần sự hỗ trợ về thanh khoản hoặc các hình thức hỗ trợ khác. “NHNN cũng phải có những giải pháp, chẳng hạn như biện pháp sáp nhập. Hiện nay số lượng ngân hàng thương mại nhỏ hoạt động thiếu hiệu quả đang lớn. Trong môi trường cạnh tranh như vậy cần phải thanh lọc bớt để có đội ngũ ngân hàng hoạt động lành mạnh, hiệu quả và an toàn. Đó là việc mà NHNN cần làm”- ông khuyến nghị.
Cũng theo ông Mellor, về ngắn hạn, việc áp trần lãi suất 14% có thể hiệu quả nhưng về lâu dài thì những biện pháp hành chính như vậy không thể có hiệu quả mà thậm chí còn làm giảm lòng tin của người gửi tiền đồng. Chỉ có cách để thu hút họ gửi tiền vào ngân hàng là lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát, khi đó người gửi mới có lãi suất thực dương. Khi đó họ mới có động lực thực sự gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Do vậy, biện pháp trên chỉ mang tính tình thế, còn về lâu dài sẽ không bền vững.
Cũng theo bà Chu Thị Hồng Minh, cán bộ cao cấp về lĩnh vực tài chính của ADB, việc đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, điều cần làm là hướng việc đảm bảo an toàn này gần với chuẩn quốc tế hơn nữa.
Theo ADB, mức tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2011 sẽ thấp hơn dự báo, giảm từ mức 6,1% của dự báo hồi đầu năm xuống còn 5,8% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, mức tăng trưởng sẽ tăng nhanh trở lại ở mức 6,5% trong năm 2012. |
Các bài khác:
- [VGP] Định hướng hoàn thiện chính sách tài khóa Việt Nam; Tuân thủ trần lãi suất vì chính lợi ích ngân hàng [NCT] Chính sách tiền tệ chặt chẽ góp phần ổn định và hỗ trợ nền kinh tế
- [VnEx] Nợ xấu ngân hàng gia tăng [TN] Nợ xấu gia tăng, chất lượng tín dụng đang giảm [VeF] Thanh lọc ngân hàng yếu để tăng sức đề kháng cả hệ thống [DT] Tiền gửi "tháo chạy" khỏi ngân hàng: Có nhưng không dễ! [SGTimes] Ngân hàng tố nhau vượt trần lãi suất
- [SGTimes] Huy động vốn từ nước ngoài gặp khó
- [LĐ] CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: Đầu tư ngoài ngành hơn 22.590 tỉ đồng [TP] Nặng gánh nợ nần [SGTimes] Nhìn cận cảnh các tập đoàn kinh tế [ND] Không để nợ công ảnh hưởng đến thế hệ mai sau
- [TT] Phải tránh vết xe đổ
- [Vn+] Nghị quyết 26 giúp phát triển toàn diện nông nghiệp [VeF] Trực tuyến: Để 'cứu' nền công nghiệp hỗ trợ èo uột
- [VnEx] Doanh nghiệp xin tăng giá xăng [NLĐ] Chưa nên tăng giá điện (các tập đoàn tranh thủ xin tăng giá, vì nghe tin lạm phát giảm...!)
- [NLĐ] Tăng viện phí và BHYT [ĐV] 350 dịch vụ y tế tăng giá [TP] Năm 2012, thực hiện giá viện phí mới (Bộ Y tế cho rằng việc tăng giá là xu hướng tất yếu, nếu không tăng người bệnh càng thiệt thòi. Phải nói tăng giá thì dịch vụ mới tốt, chứ giá bèo dân thiệt thòi và bệnh viện lỗ nữa, chiêu này xài hoài, nghĩ chiêu mới đi) [SGGP] Quỹ Bảo hiểm y tế phải chi thêm ít nhất 12.000 tỷ đồng/năm, nếu tăng viện phí [Bee] Vấn đề viện phí: Bệnh viện kêu đang tự "ăn thịt mình" [TT] Quyết tăng viện phí (Bộ trưởng quyết tâm, thì khỏi phải bàn cải nữa)
- [TN] Huyền thoại đường trên biển - Kỳ 1: 50 năm con đường bí ẩn
- [VeF] Ẩn số thị trường BĐS sắp được hoá giải? [ANTĐ] Đề nghị tăng tỷ trọng cho vay mua nhà để ở: Ai mua nhà để ở? [TN] Người dân “sợ” nhận nhà
- [TP] Vụ kế toán Cục Điện ảnh ôm 42 tỷ đồng bỏ trốn: Trách nhiệm của lãnh đạo Cục đến đâu? [DT] Chuyện về "siêu kế toán" Cục Điện ảnh
- [VnEx] 'Quan' ghi chức danh trên thiệp cưới con tự nhận khiển trách
- [TT] Đại gia và những kiểu nhậu “độc” - Kỳ 2: Tắm tiên nơi đảo ngọc
- [TVN] Trung Quốc: Từ phòng ngự tích cực sang tiến công?
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !