TS. Lê Đăng Doanh |
Thực hiện Nghị Quyết 11 của Chính phủ về việc thắt chặt tín dụng và kiềm chế lạm phát, vì vậy, từ đầu tháng 3, các ngân hàng thương mại đã gần như “nói không” đối với các khoản vay liên quan đến BĐS. Thế nhưng, tính đến tháng 6 năm nay, nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn tăng 50% so với vùng kỳ năm 2010, lên đến 75.000 tỷ đồng, trong đó, số nợ xấu chủ yếu là các khoản nợ BĐS.
Nhân việc Bộ Xây dựng mới đây tiếp tục trình Chính phủ việc nới lỏng tín dụng với một số phân khúc BĐS, phóng viên Phunutoday đã có cuộc trao đổi với TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế và TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ tài Nguyên môi trường, cả hai chuyên gia đều cho rằng, việc nới lỏng tín dụng BĐS trong thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ khiến lạm phát gia tăng trở lại và có thể khiến thị trường BĐS sẽ càng thêm… rối hơn!
Có ngân hàng nợ BĐS chiếm 68% dư nợ tín dụng?
Ngày 13/9 vừa qua, Ngân hàng Châu á (ADB) đã đã hạ mức dự báo tăng trưởng với Việt Nam và nâng mức dự báo lạm phát trong năm nay lên 18,7% thay vì 13,3% trước đó. Trong khi ADB cũng đưa ra những khuyến cáo về những khoản nợ xấu. Ông có bình luận gì về những dự báo cũng như những cảnh báo này của ADB?
TS Lê Đăng Doanh: - Tôi cho rằng việc ADB dự báo giảm tốc độ tăng trưởng với Việt Nam cũng là điều hợp lý. Ngoài ra, họ còn cảnh báo nợ xấu của lĩnh vực ngân hàng và tôi nghĩ cảnh báo đó là đúng và rất cần thiết.
Tôi đồng tình vì nợ xấu lĩnh vực Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay rất đáng lo ngại, cao hơn mức 3,04% của NHNN công bố rất nhiều. Trong khi tiêu chuẩn nợ xấu của VN không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Tiêu chuẩn nợ xấu của Việt Nam là đến thời điểm nào đấy, một khoản nợ nào đáo hạn không trả được thì gọi là nợ xấu. Nhưng theo chuẩn quốc tế, nếu món nợ xấu thuộc gói nợ nào đấy thì cả gói nợ bị cho là nợ xấu. Chẳng hạn anh vay 5 tỷ nếu đến hạn anh không trả được 500 triệu thì cả 5 tỷ được coi là nợ xấu. Nhưng Việt Nam lại chỉ coi 500 triệu là nợ xấu thôi.
TS Đặng Hùng Võ: - Việc Ngân hàng Châu á có cảnh báo nền kinh tế của ta có xấu hơn hay lạm phát cao hơn, tôi thấy là có cơ sở và chúng ta cần phải xem xét lại các biện pháp kiềm chế lạm phát, đặc biệt là vấn đề giảm cung tiền ra thị trường.
Theo tôi được biết thì nợ xấu của chúng ta hiện chiếm 5% tổng dư nợ. Đấy là mức nợ xấu rất cao nên đã đến lúc cần phải có chính sách cụ thể để giải quyết vấn đề này.
Không chỉ có chỉ số lạm phát cao, việc nợ xấu chủ yếu đến từ lĩnh vực BĐS hiện cũng đã cao quá chuẩn. Vậy việc nới lỏng tín dụng với một số phân khúc BĐS trong thời điểm này có hợp lý và hệ quả có thể dẫn đến với nền kinh tế tiếp theo là gì thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: - Khu vực BĐS nước ta từng có thời gian phát triển quá nóng, nhưng họ lại không có cơ sở tài chính của họ nên toàn sống vào vay mượn của ngân hàng.
Theo tôi được biết, có ngân hàng có dư nợ tín dụng BĐS lên đến 68%. Một số ngân hàng khác có dư nợ tín dụng BĐS là 50%.
Theo TS. Đặng Hùng Võ, nếu nới tín dụng BĐS thì chỉ nên nới với những dự án phục vụ an sinh xã hội. Tuy nhiên, TS. Võ cũng khuyến cáo dự án BĐS an sinh xã hội vay với lãi xuất cao như hiện nay sẽ khiến giá bị đội lên nhiều và làm cho thị trường càng rối hơn! |
Với tình trạng BĐS hiện không bán được và giảm giá dữ tợn thì BĐS không có khả năng trả nợ cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy, việc cảnh báo khả năng nguy cơ rủi ro nợ xấu ở Việt Nam là cần thiết và đúng đắn.
Hiện mức lạm phát của Việt Nam đang rất cao. Có thể nói là cao nhất Châu á. Vì thế, nếu nới lỏng tín dụng BĐS quá sớm rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng bùng phát lạm phát.
TS Đặng Hùng Võ: - Tôi cho rằng, nếu nếu nới lỏng tín dụng với BĐS trong thời điểm hiện nay thì hệ quả có thể khiến lạm phát sẽ bùng phát tăng trở lại.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của ta hiện cũng rất đáng báo động nên chúng ta cũng không thể không từng bước giải quết vấn đề này. Bởi nới tín dụng cũng là một cách giải quyết nợ xấu. Điều quan trọng là chúng ta phải nới thế nào và nới ở đâu.
Càng cho vay sẽ.. càng rối!
Việc Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ nới lỏng tín dụng BĐS nhưng Bộ Xây dựng cũng đưa ra một số tiêu chí như chỉ nới với một số dự án đang hoàn thiện và nới với những dự án nhà ở xã hội… Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến lo ngại tiền từ gói nới lỏng tín dụng này có thể không đến đúng địa chỉ. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?
TS Lê Đăng Doanh: - Tôi cho rằng, nếu nới đúng đối tượng thì chúng ta sẽ giảm được nợ xấu. Vì vậy, việc Bộ Xây dựng đề xuất nới lỏng tín dụng với BĐS cần phải có những tiêu chí cụ thể và rõ ràng hơn nữa và nới tín dụng BĐS trên cơ sở công khai, có chọn lọc.
Trong việc đưa ra những tiêu chí, Bộ Xây dựng nên bàn bạc với Tổng hội Xây dựng Việt Nam để đưa ra các tiêu chí cụ thể để tránh chuyện lộn xộn. Bởi, nếu không có tiêu chí cụ thể, các doanh nghiệp sẽ lại đi ngầm, lại cù cưa với ngân hàng, lại có phí dưới gầm bàn và tiền sẽ không đến được với anh cần thực sự.
TS Đặng Hùng Võ: - Tôi thấy đề xuất nới tín dụng lần này của Bộ Xây dựng trú trọng đến khu vực nhà thu nhập thấp, tốt cho chính sách an sinh xã hội nên coi là chấp nhận được.
Theo tôi, chúng ta cũng chỉ nên tập chung vào những dự án thuộc phạm vi an sinh xã hội chứ không nên mở rộng ra. Dù vậy, ngay cả với những dự án an sinh xã hội, chúng ta cũng chỉ nên nới tín dụng với những dự án có tính khả thi cao, cố chút nữa thì hoàn thành để họ có thể hoàn thiện và bán ra thị trường.
Tuy nhiên, tôi cho rằng với lãi suất quá cao như hiện nay là 19% thì đó không phải lãi suất cho thị trường BĐS. Nếu các dự án an sinh xã hội mà vay với lãi suất 19% thì các dự án phục vụ an sinh xã hội cũng không chịu được. Vì nó sẽ đội giá lên rất nhiều. Vì thế, việc nới tín dụng cho vay có thể sẽ càng khiến thị trường rối hơn mà thôi.
Xin cảm các chuyên gia.
Theo Nguyên Minh - Phunutoday
Các bài khác:
- [NLĐ] “Mở van” tín dụng nhà đất (nếu mở van như đề xuất thì tiền sẽ chạy như gói hỗ trợ lãi suất năm 2009)
- [TT] Liên quan đến hợp tác VN - Ấn Độ về dầu khí: Ý kiến phản đối là vô giá trị [DT] Ấn Độ bác yêu cầu của Trung Quốc về hợp đồng ở Biển Đông [VnEx] Ấn Độ khẳng định tiếp tục hợp tác với Việt Nam tại Biển Đông [TVN] Trung Quốc khăng khăng bảo vệ yêu sách chủ quyền ở biển Đông [VnEc] Yêu cầu các bên không làm phức tạp tình hình biển Đông [QĐND] Láng giềng hữu nghị, hợp tác cùng có lợi là dòng chảy chính trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam [SGGP] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tăng cường công tác kiểm tra nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng
- [SGTimes] VEA kiến nghị hạn chế nhà thầu Trung Quốc [VeF] Kinh tế hàng nhái của TQ: Lợi ích hay rào cản? (Ông Locke là đại sứ Mỹ, trung thành với thông điệp của Hoa Kỳ rằng: để bảo vệ nền một kinh tế cần phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng ông Lý, cố vấn của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không đồng ý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ có lợi cho những bước tăng trưởng kế tiếp của Trung Quốc. Đọc chúng ta thấy họ thích sống ăn cắp trí tuệ của người khác và gian lận.) Điển hình [VeF] 'Cướp' thương hiệu Việt ở nước ngoài và toan tính sâu xa [SGGP] Thương hiệu nước mắm Phú Quốc bị xâm phạm tại Trung Quốc
- [DT] Minh bạch giá điện để tránh “sốc” cho người dân (Khi thị trường phát điện cạnh tranh chính thức vận hành từ đầu năm 2012, người tiêu dùng cần tập thích nghi với việc giá điện thường xuyên thay đổi khi các thông số về ngành điện minh bạch hơn.)
- [HNM] Sao lại thế? (Nhiều ý kiến thắc mắc vì sao có thể thế được, trong khi giá dầu trên thế giới hiện đang giảm mạnh mà doanh nghiệp trong nước lại đòi tăng giá, nhất là chỉ sau động thái giảm 500 đồng/lít hiếm hoi vừa mới được hơn nửa tháng. Vì sao doanh nghiệp cứ liên tục diễn bài ca "kinh doanh lỗ". Nếu cứ kinh doanh là kêu lỗ vậy phải xem xét lại tại sao lỗ, nguyên nhân do khách quan hay chủ quan?)
- [TT] Cẩn trọng khi tăng viện phí [NLĐ] Tăng viện phí có “vỡ quỹ” BHYT? [TP] Quỹ bảo hiểm y tế: Nguy cơ âm hàng nghìn tỷ đồng (Những chi phí Nhà nước đã trả/đầu tư như cơ sở vật chất (trừ đầu tư từ xã hội hóa), lương cán bộ y tế sẽ không tính vào giá viện phí. Viện phí mới chỉ tính chi phí trực tiếp cho người bệnh như thuốc, máu, dịch truyền, phí điện nước...Nhưng thật bất ngờ, trong đề xuất viện phí mới được Bộ Y tế trình lên hội đồng gồm Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội VN xem xét, hầu hết các dịch vụ được đề nghị tăng giá đều có cơ cấu tiền lương! Ngay ở dịch vụ khám lâm sàng chung/khám chuyên khoa, chi phí đầy đủ cho một lần khám bệnh được Bộ Y tế tính toán là 61.000 đồng cũng có trên 15.000 đồng là tiền lương.)
- [TP] Giá vé máy bay sẽ tăng 1,5 lần? Xem tin mấy hôm nay, hình như cả làng đều phải tăng giá. Chuẩn bị tinh thần để đón năm 2012 với nhiều cái mới. Xem lại bài [VnEc] Lạm phát do đâu?
- [NLĐ] KCN Tân Tạo: Dân tố, chủ đầu tư kêu oan [SGGP] Chế tài doanh nghiệp “đen”chưa đủ liều (hình như KCN này của 2 ông bà đại biểu Quốc hội khoá mới thì phải?)
- [TTVH] Luật công bằng tài chính cho V-League
- [VnEc] Nợ công châu Âu có còn thuốc chữa?
- [DV] Thứ trưởng Cao Minh Quang vu khống cán bộ? [GD] Tìm thứ trưởng Cao Minh Quang ở đâu? [TT] Từng bước đẩy lùi tham nhũng [NLĐ] Nhà “người điển hình chống tham nhũng” bị nổ mìn
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !