Marketing online:

Home » , , » Thủ tướng: Kiểm soát lạm phát ở mức 18%

Thủ tướng: Kiểm soát lạm phát ở mức 18%

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 7 thg 9, 2011 | 9/07/2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết,

Chính phủ Việt Nam kiên trì thực hiện
Nghị quyết 11 (ảnh: theo Chinhphu.vn)
[Marketing3k.vn] Chia sẻ với các đối tác quốc tế về tình hình kinh tế Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ không dao động mục tiêu kiềm chế lạm phát, không chạy theo tốc độ tăng trưởng mà xem tăng trưởng GDP là một nội dung để ổn định kinh tế vĩ mô.

Sáng 6/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc tham vấn ý kiến các đối tác quốc tế về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Đáng chú ý nhất là các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và IMF đã được công bố với những cảnh báo rất có giá trị.

Những "kỷ lục Việt Nam" thời lạm phát

Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới, Deapak Mishra cho biết, các nghiên cứu của WB phát hiện 8 tháng qua, có cả tin tốt và tin xấu cho Việt Nam.

Tin tốt, đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP quý I đạt 5,4% và quý II đạt 5,7%. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt tới 33,7% trong 8 tháng. Tỷ giá hối đoái ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng và đặc biệt, mức độ bấtổn định kinh tế vĩ mô ở mức vừa phải.

Tuy nhiên, tin xấu cho kinh tế Việt Nam là thành quả đạt được còn mong manh. Ví dụ xuất khẩu các mặt hàng (không kể dầu thô và vàng) không tốt lắm, có dấu hiệu về sức ép mới lên tỷ giá hối đoái, ông Deapak Mishra nói.

Biên độ dao động của đồng nội tệ của Việt Nam có sự ổn định cho đến năm 2007 và dao động mạnh trong 4 năm qua. Đây lại là đồng tiền duy nhất ởchâu Á giảm giá so với đồng USD. Dự trữ ngoại tệ (tính theo tuần nhập khẩu) trong 8 tuần qua đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1994, trong khi hầu hết các nước châu Á tăng dự trữ ngoại tệ.

Lạm phát tính bình quân 8 tháng đã tăng 23% so với cùng kỳ, là mức cao thứ 2 kể từ năm 1993, so với các nước châu Á tương tự thì thuộc hạng cao nhất châu Á. Sức ép lạm phát cho Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong quý 4 tới.

Nợ nước ngoài trên GDP của Việt Nam hiện bằng 42%, là mức cao nhất kểtừ năm 1998. trong khi Indonesia là 8%, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Campuchia dao động quanh con số 30%.

Rủi ro tín dụng (hoán đổi rủi ro tín dụng) của Việt Nam là 400 điểm chuẩn (bp), cũng là mức cao nhất kể từ tháng 5/2009, trong khi các nước làng giềng như Indonesia, Malaysia là 117 điểm bp, Philippines và Thái Lan thấp hơn một chút. Các mối quan ngại về sức khỏe của ngành ngân hàng vẫn còn tiếp tục kéo dài.

Về hoạt động của thị trường chứng khoán, hiện chỉ số VN-Index giảm 14% cho thấy sự trì trệ nhất trong vòng 4 năm qua và là lợi nhuận thuộc mức thấpở châu Á. Tình trạng thoát vốn trong cán cân thanh toán là 25 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục trong lịch sử Việt Nam.

Vị chuyên gia này cũng cho hay, hiện, WB chưa đủ thông tin để đánh giá mức độ cắt giảm tài khóa của Việt Nam. Tuy nhiên, niềm tin vào quản lý kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn thấp.

Minh bạch trong DNNN, ngân hàng là yếu tố then chốt

Bên cạnh những tác nhân bên ngoài thì theo đại diện WB, các bất ổn trên của Việt Nam chủ yếu là do nguyên nhân nội tại.

Dẫn chứng vấn đề này, đại diện WB cho hay, việc đầu tư và quản lý vốn công không hiệu quả đã dẫn tới tăng trưởng của Việt Nam đạt được là do tích lũy chứ không phải do năng suất cao hơn. Do đó, khi tiếp tục tăng trưởng thêm thì tức là Việt Nam sẽ tiếp tục tăng đầu tư, theo đó ngân sách thâm hụt cao hơn và tín dụng cũng tăng lên nhiều hơn. 

Các công ty được đầu tư quá mức như DNNN, lại là đầu tư thiếu hiệu quảcộng với việc tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn, sở hữu vốn trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Hệ quả là DNNN có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu cao hơn các doanh nghiệp tư nhân. Và các công ty có nợ lớn thì dễ tổn thương hơn khi lãi suất ngân hàng tăng.

Khi tăng trưởng tín dụng nhanh tới 35% trong 3 năm qua và tỷ lệ tín dụng/GDP đã bằng tới 125%. Vì thế, WB nghi ngờ về chất lượng danh mục dự án có sự rủi ro do yếu kém trong DNNN, trong các khoản vay cho thịtrường bất động sản… Ngành ngân hàng Việt Nam cũng còn yếu về giám sát, về công bố thông tin và tính minh bạch, còn khoảng cách xa so với các chuẩn mực quốc tế.

Đáng chú ý hơn, các chính sách của Việt Nam có tính chất xử lý tình huống. Quản lý nền kinh tế bị thiếu thông tin, không có cập nhật đáng tin cậy về dựtrữ ngoại hối, thâm hụt ngân sách, đầu tư công. Vì lẽ đó, các nhà hoạch định chính sách không thể đưa ra những biện pháp đúng và kịp thời.

Ông Deapak Mishra nhấn mạnh: “Các đối tác phát triển sẽ không thể làm thịtrường an tâm hơn và đưa ra những lời khuyên chính sách hữu ích nếu như không tiếp cận với thông tin đầy đủ”.

IMF cảnh bảo về sự lơ là việc tái cơ cấu DNNN

Đồng tình với những đánh giá của WB, Trưởng đại diện IMF, ông Bennedic Bingham cho biết, 4 vấn đề mà Việt Nam đang vướng phải là sự kế thừa từquá khứ. Đó là kỳ vọng về tỷ giá, lạm phát, sự vay nợ quá nhiều của DNNN và khu vực ngân hàng, là nợ công và nhất là, dường như sự quan tâm đến cải cách cơ cấu kinh tế đang giảm đi.

Ông cho hay, các chương trình cải cách ngân hàng hay DNNN cần cụ thể hơn và Việt Nam cần đạt được những tiến bộ rõ ràng hơn trong chương trình này. Ví dụ như không thể hỗ trợ tín dụng cho các DNNN đã vay nợquá nhiều.

Ông Bennedic cho rằng, 2 năm gần đây, có sự chậm lại trong cải cách cơ cấu kinh tế là điều dễ hiểu nhưng cần có những tín hiệu cụ thể cho thấy rằng, Chính phủ sẽ lấy lại động lực cải cách và Chính phủ cần mang lại hy vọng cho các nhà đầu tư.

Ông nhấn mạnh, một trong 4 điểm mấu chốt Việt Nam phải lưu ý là việc Chính phủ cần khởi động việc tái cơ cấu các ngân hàng và các doanh nghiệp bao gồm cả DNNN và tư nhân. Đặc biệt, cần có những tín hiệu rõ ràng hơn răng việc cải cách cơ cấu kinh tế sẽ được tái khởi động.

Xuất phát từ những tồn tại đó, các tổ chức trên đều khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tăng cường và thúc đẩy minh bạch ngân sách, công bố thông tin toàn diện toàn cảnh về nợ của DNNN, cải thiện quản trị DNNN, tăng cường tính lành mạnh của ngành ngân hàng và phải có kế hoạch đối phó với khủng hoảng tài chính hay với những bất ngờ xảy ra.

Tại cuộc họp, Giám đốc WB, bà Victoria Kwa đánh giá chung, kết quả của quá trình bình ổn kinh tế còn mong manh nên việc kiên trì theo đuổi Nghịquyết 11 sẽ làm tăng tín nhiệm cho Chính phủ. Nếu nới lỏng việc thực hiện Nghị quyết 11 có thể tạm thời giảm căng thẳng cho các DNNN được đầu tư quá mức những có thể sẽ gây ra bất ổn cho kinh tế vĩ mô trầm trọng hơn và có thể dẫn tới khủng hoảng kép.

“Tuy nhiên, bất kỳ một bước đi vội vã thể hiện sự thay đổi nào bây giờ cũng sẽ làm giảm uy tín của Chính phủ”, bà Victoria lưu ý.

Việt Nam không chạy theo tốc độ tăng trưởng kinh tế

Có tới 16 ý kiến của 13 tổ chức đã được đưa ra tại cuộc họp này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi đúc rút lại 5 thông điệp của các tổ chức, đã nhắc lại các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô mà Việt Nam đang theo đuổi như kiềm chế kiểm soát lạm phát năm 2011 khoảng 18%, tiến tới năm 2012 đưa lạm phát xuống một con số. GDP sẽ duy trì 6%. Kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 20% của năm 2011. Tổng phương tiện thanh toán dưới 15%.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam khẳng định thực hiện tốt hơn hiệu quả hơn Nghị quyết 11 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng tôi không dao động mục tiêu này, không chạy theo tốc độ tăng trưởng, mà xem tăng trưởng tốc độ GDP là một nội dung để ổn định kinh tế vĩ mô”.

Song song với các giải pháp trước mắt, Chính phủ sẽ chỉ đạo tái cơ cấu nền kinh tế để từng bước có hiệu quả, trong đó quan tâm hết sức đến tái cơ cấu vốn đầu tư, giảm đầu tư xã hội để giảm tổng cầu, giảm lạm phát, tăng hiệu quả và minh bạch đầu tư công.

"Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ kết quả đạt được, đồng thời nghiêm túc thấy rõ những khó khăn, thách thức, yếu kém của nền kinh tế cũng như yếu kém trong điều hành của Chính phủ. Với quyết tâm bằng nội lực, bằng hệ thống chính trị, phát huy sức mạn của cả nước, Chính phủ Việt Nam mong muốn nhận được sử ủng hộ của các đối tác phát triển trong tư vấn chính sách và sự hỗ trợ nguồn lực", Thủ tướng kết luận.
Theo Phạm Huyền - VEF
Các bài khác:
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

0 nhận xét:

Speak up your mind

Tell us what you're thinking... !

Tư vấn Quản trị - Tiếp thị - Thương hiệu

Nhà tài trợ

 
TOP