[Marketing4u.vn] Quan sát những diễn biến gần đây trên Biển Đông, TS Giáp Văn Dương cho rằng, Việt Nam cần một chiến lược mang tính định hướng cho vấn đề này, có thể được khái quát thành công thức ngắn gọn: Kiên định - Kiên quyết - Kiên cường - Kiên trì, gọi tắt là 4K.
Căng thẳng Biển Đông đang thu hút sự quan tâm của nhiều giới nhiều ngành, cả trong nước lẫn quốc tế. Với người Việt Nam thì sự quan tâm này càng lớn gấp bội khi trong một khoảng thời gian ngắn, Trung Quốc liên tục gây hấn và xâm phạm vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như đã thấy trong các sự kiện gần đây.
Sự leo thang của căng thẳng Biển Đông dường như ngày càng rõ khi Trung Quốc công khai thể hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông; tăng cường tranh chấp trên mọi lĩnh vực, bằng mọi phương tiện.
Để đối phó với thực tế đó, cần phải có một chiến lược định hướng cho phản ứng của Việt Nam nói chung và mỗi người Việt nói riêng trước mỗi diễn biến mới trên Biển Đông sao cho nhanh, chính xác và hiệu quả nhất có thể.
Sự định hướng từ bên trong này sẽ là chỗ dựa tinh thần giúp cho mỗi người Việt, dù trực tiếp hay chỉ gián tiếp liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, thêm bền gan vững chí trong sự nghiệp trường kỳ này.
Quan sát những diễn biến gần đây trên Biển Đông thì thấy, nội dung chính của chiến lược định hướng này có thể được khái quát thành công thức ngắn gọn: Kiên định - Kiên quyết - Kiên cường - Kiên trì, gọi tắt là 4K.
Kiên định là mỗi người - đặc biệt là những người có trọng trách, có liên quan trực tiếp đến công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo - luôn luôn ghi nhớ mục tiêu, giữ vững lập trường bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước; không lung lay dao động khi có tác động từ bên ngoài, bất kể đó là tác động từ nguồn nào, dưới dạng nào. Chủ quyền quốc gia là tối thượng. Không hy sinh hay thỏa hiệp đối với chủ quyền.
Kiên định cũng giúp loại bỏ những tạp luận đủ thể loại để tập trung vào mục tiêu chính, từ đó phát huy được tuệ giác của mình nhằm tìm ra những giải pháp khôn ngoan nhất, sáng suốt nhất; đồng thời tránh được bẫy khiêu khích của đối phương và chủ động tìm đường đi nước bước, tránh bị động.
Trong lịch sử, sự kiên định về chủ quyền biển đảo đã có lúc không được chú trọng và cẩn trọng đúng mức ở một số thời điểm, nên bị Trung Quốc lợi dụng khai thác dẫn tới hệ lụy phải mất nhiều thời gian và tâm sức mới có thể khắc phục được.
Kiên quyết là lời nói và việc làm cần phải quyết đoán, mạch lạc, nhất quán, nhất là ở những cơ quan hữu quan và những người có trọng trách. Kiên quyết ở lời nói và hành động sẽ chuyển được sự kiên định từ trong tâm trí ra ngòai, nên dễ nhận biết, dễ nắm bắt, do đó có tác dụng đoàn kết toàn dân hướng đến một mục tiêu chung.
Kiên cường là không lùi bước, không khuất phục trước khó khăn và đe dọa, xứng đáng với truyền thống giữ nước đã bao lần sáng chói trong lịch sử. Khi đã kiên định và kiên quyết thì kiên cường bảo vệ chủ quyền đất nước là một sự tất yếu.
Kiên cường là phẩm chất đáng quí của dân tộc Việt Nam, đã được kiểm chứng trong suốt chiều dài lịch sử. Còn nhớ năm 1988, khi Trung Quốc đánh chiếm bãi đá Gạc Ma ở Trường Sa, các chiến sĩ hải quân Việt Nam đã nắm tay nhau thành một vòng tròn, nước ngập thắt lưng, thà hy sinh để khẳng định chủ quyền chứ không chịu rời đảo.
Nhưng kiên cường không phải là một thứ của trời cho, tự nhiên có, mà cần được chú tâm bồi đắp và hun đúc không ngừng.
Kiên trì là bền bỉ không lơ là, không nản chí với sự nghiệp trường kỳ này. Chí đã quyết, lòng đã bền thì dù mười năm, một trăm năm hay lâu hơn nữa cũng không nản lòng. Thế hệ này tiếp nối thế hệ kia, người này tiếp nối người khác không ngừng nghỉ.
Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ, và không có dấu hiệu giảm đi trong thời gian ngắn. Vì thế kiên trì bền bỉ đấu tranh bảo vệ chủ quyền là điều tất yếu.
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Trong tương quan so sánh, Việt Nam hiện tại còn yếu so với Trung Quốc, nhưng tương lai một Việt Nam hùng cường hoàn toàn có thể đạt được, nếu lãnh đạo và nhân dân đồng thức tỉnh, tăng cường đoàn kết trong ngoài vì mục tiêu phát triển đất nước. Do đó, kiên trì đấu tranh để chờ thời cơ đòi lại những gì đã mất là điều cần thiết.
Trong công thức 4K này, Kiên định đóng vai trò định hướng. Muốn có Kiên quyết, Kiên cường, Kiên trì trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thì trước hết cần Kiên định, không chủ quan lơ là, không ảo tưởng mơ hồ, không sa vào các tạp luận trong vấn đề này.
Nếu triển khai đồng bộ và hiệu quả công thức này, Việt Nam nói chung và mỗi người Việt nói riêng, sẽ có khả năng phản ứng nhanh, chính xác và hiệu quả trước mỗi diễn biến mới trên Biển Đông. Kết hợp cùng sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo không có lý do gì để thất bại. Hòa bình và Công lý cho Biển Đông cũng vì thế mà có thể đạt được, không chỉ cho Việt Nam mà còn cho tất cả những nước liên quan.
--------------------------------------
Tác giả cảm ơn Dương Danh Huy, Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Đăng Thắng và Trần Văn Thùy đã đọc và góp ý cho bản thảo.
* Biển Đông:
* Biển Đông:
- [VNN] Phô sức mạnh trên biển, TQ muốn không đánh cũng thắng
- [BBC] Tướng TQ nói VN cần 'hướng dẫn dư luận'
- [SGTT] Mỹ có e ngại tàu sân bay của Trung Quốc?
- [VnEx] 'Giọng điệu cực đoan từ Trung Quốc chỉ là thiểu số'
- [TVN] Sáu nguyên tắc gắn kết của đồng minh
- [VnEx] 'Trung Quốc tập trận không vì căng thẳng Biển Đông'
- [SGTimes] Nhìn lại kinh tế vĩ mô sáu tháng đầu năm 2011
- [TVN] Kinh tế Việt Nam: Vụ chiêm đã thực mất mùa?
- [VnEc] Tổng quan kinh tế 6 tháng: “Sáng” trong khó khăn
- [VnEc] Kinh tế sáu tháng nhìn từ “sức khỏe” doanh nghiệp mới
- [VnEx] Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: 'Giá điện không thể tăng quá mạnh'
- [Vn+] Cung ứng điện được đảm bảo trong 6 tháng cuối năm
- [SGTimes] Gói kích cầu năm 2009 phải kéo dài đến 2012
- [VnEc] Quyết toán ngân sách và những chuyện “biết rồi, khổ lắm…” [LĐ] Bội chi ngân sách 6 tháng ước 27.780 tỷ đồng
- [LĐ] KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THAM GIA QUÁ TRÌNH CPH: Nhiều ý kiến chưa đồng tình
- [TT] Lạm phát 2011 sẽ khoảng 17-18% [VnEx] Nới chỉ tiêu lạm phát lên 17% [VnEc] Chính phủ tiếp tục “nới” chỉ tiêu lạm phát khoảng 15-17%
- [VnEc] “CPI năm nay phải cỡ khoảng 17 - 18%”
- [TNhin] Giải pháp nào tăng… giảm tốc CPI?
- [VEF] Còn dư địa, lạm phát dễ dàng lộ diện
- [VTC] 6/7 mặt hàng thiết yếu tăng giá đến 25%
- [TN] Thu nhập thực tế của người dân thấp hơn trước
- [VnEc] “Nên giữ tăng trưởng tín dụng khoảng 23%”
- [TNhin] Thiếu tiền đồng là do… lạm phát
- [TT] Lãi suất cho vay vẫn ngất ngưởng
- [Vn+] Chính sách tiền tệ đang tạo niềm tin cho nhà đầu tư
- [VnEc] Băn khoăn nghị định quản lý vàng
- [TNhin] HSBC: Tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam cao nhất thế giới
- [SGTT] Các tập đoàn Nhà nước đã cắt giảm đầu tư 40.000 tỉ
- [SGTT] Sự khác biệt đáng khích lệ (về cáo báo cáo của các Bộ)
- [TT] Nhập siêu khu vực FDI vẫn cao
- [SGTT] Xuất khẩu vàng ngày càng khó
- [LĐ] Bao giờ giảm giá xăng dầu?
- [TNhin] Mọi dòng vốn cho bất động sản đều... “đứt mạch"
- [VvEc] Ba kịch bản cho bất động sản cuối năm
- [LĐ] THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN THOÁT CẢNH ĐÓNG BĂNG: Chỉ trông vào chính sách
- [LĐ] Bất động sản sẽ được “giải cứu”? [VnEc] Lãnh đạo Bộ Xây dựng nói về đề xuất “giải cứu” bất động sản
- [VnEx] 'Cao ốc văn phòng mới tại TP HCM vắng khách'
- [VNN] Đô thị dành cho người… cõi âm
- [SGTimes] Thị trường giao dịch nông sản đang bị thao túng
- [SGTimes] Lúa gạo: Giá xuất khẩu ngược giá nội địa
- [TNhin] Thâm hụt ngân sách Mỹ tệ hơn nhiều so với dự báo
- [SGTT] Trung Quốc cảnh báo rủi ro nợ công ở các địa phương
- [TNhin] Vì sao bà C. Lagarde trở thành Tổng Giám đốc IMF? [VnEc] Vì sao IMF quyết thay đổi lịch sử?
- [LĐ] Thi đại học: Các trường chấp nhận lỗ (tít này làm hiểu như đang nói DN kinh doanh)
- [LĐ] Dự thảo Luật GD đại học: Xin khất thời hạn trình Quốc hội
- [VNN] Những người thầy 'bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông...'
- [VnEx] 'Đề văn nhầm tác giả Trịnh Công Sơn là sự cố đáng tiếc' [SGGP] Đề thi tuyển sinh lớp 10 tại Khánh Hòa - Nhầm Trịnh Công Sơn với nhà thơ Lebanon!
- [TT] Mô hình nào cho “thành phố Thừa Thiên - Huế”?
- [T.Nhin] Mọi bạo chúa, cường quyền rồi sẽ…
- [ĐBND] Phương tiện giao thông của Thúy Kiều
- [TVN] Phố người Hoa ở Việt Nam – chính sách hay tầm nhìn?
- [TVN] Đất khát
- [DĐDN] Chính thức công nhận Thành Nhà Hồ là di sản văn hoá thế giới
- [VnEc] Đề nghị lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
- [VnEx] 'Con đường đau khổ' lại trễ hẹn thông xe
- [SGTT] Gọi tên tham nhũng trong ngành y tế
- [TNhin] Xử lý Vinashin phải kiên quyết, nghiêm minh
- [TT] Một người dân nhặt được 85 phiếu bầu cử
- [CafeF] Ngành xi măng đẩy mạnh sản xuất điện từ nhiệt thừa, rác thải
- [TNhin] “Lợi đơn, lợi kép” của hệ thống bán lẻ hiện đại
- [DĐDN] Khi "thượng đế" có thêm quyền
- [TNhin] Doanh nghiệp được hỗ trợ 70% chi phí quảng bá hình ảnh
- [TP] Những nẻo tình trên... xe buýt
- [VB] Căn hộ triệu đô tăng giá lần thứ 4
- [ĐV] Thói 'chơi ngông' của công tử @
- [T.Nhin] Nghịch lý từ du lịch Cù Lao Chàm - Hội An
- [ĐV] Mưa xối xả, Hà Nội đổ cổng chào Đại lễ
- [VnEx] Những 'phố đèn đỏ' ở thủ đô
- [VnEx] Nhà ống tiết kiệm năng lượng ở TP HCM
- [Bee] Bà Mộng Điệp, thứ phi của vua Bảo Đại qua đời [VnEx] Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp của cựu hoàng Bảo Đại
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !