[TVN] Để vươn lên giành thời cơ, thoát hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người lãnh đạo, cầm quyền đến người dân thường phải dấn thân cùng với cả nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những giá trị đang là nền tảng cho một thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường, nhóm nhân sĩ kiến nghị.
Ngày 13/7/2011, 20 nhân sĩ, trí thức đã gửi bản kiến nghị đến Quốc hội và Bộ Chính trị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay.
Bản kiến nghị gồm có 3 phần: phần 1 phân tích sâu về những sự kiện xảy ra gần đây trong quan hệ Việt - Trung, phần 2 nói về thực trạng còn nhiều bất cập trong nước và phần cuối cùng nêu 5 điểm kiến nghị với lãnh đạo Đảng và Quốc hội.
Trong danh sách ký tên đính kèm bản kiến nghị, có nhiều tên tuổi như ông Hồ Uy Liêm (Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam (VUSTA)), Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ( nguyên Đại sứ VN tại Trung Quốc), nhà nghiên cứu Trần Việt Phương, Trần Đức Nguyên (nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng), GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan, Chu Hảo (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ), nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Linh mục Huỳnh Công Minh, ông Lê Hiếu Đằng, Gs Tương Lai, Luật sư Trần Quốc Thuận, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh, Thiền sư Lê Mạnh Thát, nhà văn Nguyên Ngọc, Ts Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Châu Phan, Nguyễn Đình An.
"Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ đang bị uy hiếp"
Trước tình hình Biển Đông nóng lên, nhóm nhân sĩ cho rằng, "Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng".
"Từ khát vọng trở thành siêu cường, với vai trò là "công xưởng thế giới" và chủ nợ lớn nhất của thế giới, dưới chiêu bài "trỗi dậy hòa bình", Trung Quốc đang ra sức phát huy quyền lực dưới mọi hình thức, nhằm thâm nhập và lũng đoạn nhiều quốc gia trên khắp các châu lục...Thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những bước leo thang nghiêm trọng trong việc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông với nhiều hành động bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia giáp Biển Đông. Trung Quốc tự ý vạch ra cái gọi là "đường chữ U 9 đoạn", thường được gọi là "đường lưỡi bò", chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, nhiều lần tuyên bố trước thế giới toàn bộ vùng "lưỡi bò" này thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc và đã liên tục tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp trên Biển Đông để khẳng định yêu sách trái luật quốc tế này.
Hiện nay Trung Quốc đang ráo riết tăng cường lực lượng hải quân, chuẩn bị giàn khoan lớn, tiến hành nhiều hoạt động quân sự hoặc phi quân sự ngày càng sâu vào vùng biển các quốc gia trong vùng này, gắn liền với những hoạt động chia rẽ các nước ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc.
Trên vùng Biển Đông thuộc lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, năm 1974 Trung Quốc đã tấn công chiếm nốt các đảo ở Hoàng Sa, năm 1988 đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của ta; từ đó đến nay thường xuyên tiến hành các hoạt động uy hiếp và xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, như tự ý ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, xua đuổi, bắt giữ, cướp tài sản của các tàu đánh cá trên vùng này, gây sức ép để ngăn chặn hoặc đòi hủy bỏ các hợp đồng mà các tập đoàn kinh doanh dầu khí của nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam, liên tục cho các tàu hải giám đi tuần tra như đi trên biển riêng của nước mình. Gần đây nhất, tàu Trung Quốc cắt cáp quang và thực hiện nhiều hành động phá hoại khác đối với tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II của ta đang hoạt động trong vùng thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đó là những bước leo thang nghiêm trọng trong các chuỗi hoạt động uy hiếp, lấn chiếm vùng biển của nước ta.
Vị trí địa lý tự nhiên, vị thế địa chính trị và địa kinh tế trong bối cảnh quốc tế hiện nay khiến cho Việt Nam bị Trung Quốc coi là chướng ngại vật trên con đường tiến ra biển phía Nam để vươn lên thành siêu cường...", bản kiến nghị viết.
Từ phân tích trên, nhóm nhân sĩ cho rằng "xem xét cục diện quan hệ hai nước, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện ý đồ chiến lược của họ".
Kiến nghị dẫn chứng: Nhập siêu của ta từ Trung Quốc mấy năm qua tăng rất nhanh (năm 2010 gấp 2,8 lần năm 2006) và từ năm 2009 xấp xỉ bằng kim ngạch xuất siêu của nước ta với toàn thế giới. Hiện nay, nước ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 80-90% nguyên vật liệu cho công nghiệp gia công của ta, một khối lượng khá lớn xăng dầu, điện, nguyên liệu và thiết bị cho những ngành kinh tế khác; khoảng 1/5 kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng tiêu dùng, chưa kể một khối lượng tương đương như thế vào nước ta theo đường nhập lậu. Đặc biệt nghiêm trọng là trong những năm gần đây, 90% các công trình kinh tế quan trọng như các nhà máy điện, luyện kim, hóa chất, khai thác bô-xít, khai thác ti-tan... được xây dựng theo kiểu chìa khóa trao tay (EPC) rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc với nhiều hệ quả khôn lường.
Trong khi đó Trung Quốc nhập khẩu từ nước ta chủ yếu dưới dạng vơ vét nguyên liệu, nông sản và khoáng sản, với nhiều hệ quả tàn phá môi trường. Ngoài ra còn nạn cho Trung Quốc thuê đất, thuê rừng ở vùng giáp biên giới, nạn tiền giả từ Trung Quốc tung vào. Sự yếu kém của nền kinh tế trong nước chính là mảnh đất màu mỡ cho sự xâm nhập, thậm chí có mặt chi phối, lũng đoạn về kinh tế của Trung Quốc. Chưa nói tới hệ quả khôn lường của việc Trung Quốc xây nhiều đập trên thượng nguồn hai con sông lớn chảy qua nước ta.
Cũng không thể xem thường sự xâm nhập của Trung Quốc vào các nước xung quanh ta. Nếu Trung Quốc thực hiện được mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Việt Nam coi như bị bịt đường đi ra thế giới bên ngoài.
Trong khi đó tình hình đất nước lại có nhiều khó khăn và mối nguy lớn...
Theo các nhân sĩ trên, do "vị trí địa lý nước ta không thể chuyển dịch đi nơi khác, nên toàn bộ thực tế hiện nay buộc dân tộc ta phải tạo được bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước: Là nước láng giềng bên cạnh Trung Quốc đầy tham vọng đang trên đường trở thành siêu cường, Việt Nam phải bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, trở thành một đối tác được Trung Quốc tôn trọng, tạo ra một mối quan hệ song phương thật sự vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Mặt trận gìn giữ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, biển đảo, vùng trời của nước ta trong Biển Đông đang rất nóng do các bước leo thang lấn chiếm ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc... Tuy nhiên, mặt trận nguy hiểm nhất đối với nước ta mà Trung Quốc muốn dồn quyền lực và ảnh hưởng để thực hiện, đó là: thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nước ta...
Sự xuất hiện một Trung Quốc đang cố trở thành siêu cường với nhiều mưu đồ và hành động trái luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý, gây nhiều tác động xáo trộn thế giới, tạo ra một cục diện mới đối với nước ta trong quan hệ quốc tế: Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, có lẽ ngoại trừ Trung Quốc, đều mong muốn có một Việt Nam độc lập tự chủ, giàu mạnh, phát triển, có khả năng góp phần xứng đáng vào gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực, thúc đẩy những mối quan hệ hữu nghị, hợp tác vì sự bình yên và phồn vinh của tất các các nước hữu quan trong khu vực và trên thế giới"
Các nhân sĩ này cho rằng: "cục diện thế giới mới này là cơ hội lớn, mở ra cho đất nước ta khả năng chưa từng có trong công cuộc phát triển và bảo vệ Tổ quốc, qua đó giành được cho nước ta vị thế quốc tế xứng đáng trong thế giới văn minh ngày nay. Để vươn lên giành thời cơ, thoát hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người lãnh đạo, cầm quyền đến người dân thường phải dấn thân cùng với cả nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những giá trị đang là nền tảng cho một thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường
Kiến nghị 5 điểm
Từ những phân tích trên, các nhân sĩ "khẩn thiết kiến nghị với Quốc hội và Bộ Chính trị"
1. Công bố trước toàn thể nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới thực trạng quan hệ Việt - Trung; nêu rõ những căn cứ phù hợp với luật pháp quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước ta; khẳng định thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình ... Chúng ta luôn phân biệt những mưu đồ và hành động phi đạo lý và trái luật pháp quốc tế của một bộ phận giới lãnh đạo Trung quốc, khác với tình cảm và thái độ thân thiện của đông đảo nhân dân Trung quốc đối với nhân dân Việt Nam. Chúng ta sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước, đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước Đông Nam Á và các nước lớn, cùng với các nước có liên quan giải quyết hoà bình các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
2. Trình bày rõ với toàn dân thực trạng đất nước hiện nay, thức tỉnh mọi người về những nguy cơ đang đe dọa vận mệnh của Tổ quốc, dấy lên sự đồng lòng và quyết tâm của toàn dân đem hết sức mạnh vật chất, tinh thần, trí tuệ để bảo vệ và phát triển đất nước. Cải cách sâu sắc, toàn diện về giáo dục và kinh tế ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết, là kế sâu rễ bền gốc để nâng cao dân trí, dân tâm, dân sinh làm cơ sở cho quá trình tự cường dân tộc và nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
3. Tìm mọi cách thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm giải phóng và phát huy ý chí và năng lực của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tận dụng được cơ hội mới, đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức mới của tình hình khu vực và thế giới hiện nay.
4. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào, mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, địa vị xã hội, hãy cùng nhau thực hiện hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc với lòng yêu nước, tinh thần vị tha và khoan dung. Tất cả hãy cùng nhau khép lại quá khứ, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, để từ nay tất cả mọi người đều một lòng một dạ cùng nắm tay nhau đứng chung trên một trận tuyến vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau dốc lòng đem hết trí tuệ, nghị lực sáng tạo và nhiệt tình yêu nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.
5. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là đảng cầm quyền duy nhất và cũng là người chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình đất nước hiện nay, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ đẩy mạnh cuộc cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi mọi tệ nạn tham nhũng và tha hóa, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng yếu kém và lệ thuộc hiện nay, chuyển sang thời kỳ phát triển bền vững, đưa dân tộc ta đồng hành với cả nhân loại tiến bộ vì hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường.
* Biển Đảo:
- [VOA] ASEAN sẵn sàng đưa ra bản sơ thảo Bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông [VnEx] ASEAN muốn hoàn tất Quy tắc ứng xử Biển Đông [Vn+] "ASEAN sẽ không can thiệp tranh chấp Biển Đông"
- [Bee] Cần chỉ rõ sự mơ hồ
- [TVN] Chính sách Mỹ và gắn kết ASEAN trước phép thử Trung Quốc
- [SGTT] Trung Quốc tăng cường hiện đại hoá quân sự: Khu vực và thế giới thêm lo ngại
- [SGTT] "Sói biển" miệng cười, tay run nhận tiền vay!
* Văn Hóa - Giáo Dục:
- [TVN] Tranh luận với "gái hư" Trang Hạ
- [SGTT] "Công trình đại lễ 1.000 năm Thăng Long xuống cấp do... gấp rút" [Bee] Công trình nghìn năm xây mãi chưa xong [ND] Nhà văn hoá bỏ hoang: Ai chịu trách nhiệm?
- [TVN] Việt Nam Ngày Nay – cách tiếp cận mới trong thông tin đối ngoại
- [DĐDN] Yêu cầu khảo sát an ninh mạng của báo điện tử (ai là người chọc giận PTT.Ng.T.Nhân? nên phải kiểm soát an ninh mạng các trang báo ĐT)
- [VnEx] Sợ bệnh viện nội, dân 'giẫm gai cũng phải ra nước ngoài chữa trị'
- [SGTimes] “Chúng tôi đã lạc lối”
- [eVan] Nhà thơ Tạ Hữu Yên: 'Ong thợ' tuổi tám tư
- [ĐBND] Tập truyện Lê Minh Khuê bằng tiếng Đức: Giải thưởng cho bản dịch hay
* Kinh Tế - Chính Sách:
- [VEF] Chỉ tiêu lạm phát 17% và cuộc rượt đuổi giá cả
- [DĐDN] Lãi suất: Đâu là thực, đâu là hư ?
- [TVN] Không lợi dụng danh nghĩa chiến lược biển để "đẻ" dự án
- [SGTT] Giá cả sáu tháng cuối năm: Nhiều yếu tố bất lợi tác động [Bee] Giá thịt lợn hơi cao không phải do bị thu gom
- [Stox] Kiếm toán độc lập sẽ minh bạch hóa thị trường xăng dầu [DĐDN] Kiếm toán độc lập kinh doanh xăng dầu : Khó vì... đặc biệt
- [Stox] Của một kho, lo một đống! [VnEc] Doanh nghiệp gặp khó, thu nội địa giảm dần
- [SGTimes] Chương trình bình ổn giá: chưa thật ổn
- [SGTT] Toàn cảnh thị trường CNTT Việt Nam 2011: Phần mềm hồi phục, bán lẻ và phần cứng khó khăn
- [Bee] "Nhiều ý kiến là đa số hay chưa đa số?"
- [VnEx] Trào lưu sang Trung Quốc mua nội thất giá rẻ
- [VnEc] “Nước Mỹ tất yếu sẽ vỡ nợ” và Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ không nâng trần nợ?
- [Vn+] IMF dự báo Hy Lạp chưa thể thoát khỏi suy thoái [VnEx] Hy Lạp nhận điểm xếp hạng tín dụng thấp kỷ lục
* Tin khác:
- [Bee] Thực hư chất lượng lọc nước "made in" Việt Nam
- [VNN] Quần lót diệt khuẩn giúp... phụ nữ ngừa thai, quý ông sung mãn (?)
- [Bee] Cách phân biệt ngọc bích thật và rởm
- [VEF] Về VN, kinh doanh đa cấp biến tướng thành lừa đảo
- [SGTT] Làn sóng phim Hàn sau giao dịch triệu đô?
- [Bee] Doãn Tuấn - Thu Hằng chụp nhầm ảnh "phòng the"? (hay cố ý?)
- [SGTT] Thành phố nào đắt đỏ nhất thế giới?
- [DĐDN] Thương hiệu cà phê khổng lồ Starbucks sắp "tấn công" Việt Nam ?
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !