Marketing online:

Home » , , , , » Sự kỳ diệu của niềm tin by Claude M.Bristol

Sự kỳ diệu của niềm tin by Claude M.Bristol

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 31 thg 7, 2011 | 7/31/2011

[Marketing4u.vn] Tất cả mọi sự vĩ đại đều bắt đầu bằng một ý nghĩ và được tiếp năng lượng bằng một niềm tin để biến thành hiện thực. 

“Dần dần tới khám phá ra rằng có một sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi bài học và làm cho nó phát huy tác dụng đối với những ai thành thật chấp nhận và áp dụng chúng, và sợi chỉ đó có thể được gọi bằng một từ duy nhất – “Niềm Tin”. Chính cái yếu tố đó, niềm tin, đã khiến con người đựơc chữa bệnh bằng tinh thần, cho phép người khác trèo lên nấc thang thành công, và gặt hái những kết quả kỳ lạ cho tất cả những ai chấp nhận nó” 

“Không nghi ngờ gì, chúng ta trở thành như những gì chúng ta nhìn dung” 

Claude Bristol là một nhà báo ương ngạnh trong nhiều năm, ông từng là phóng viên cảnh sát và biên tập viên tôn giáo của một tờ báo lớn của thành phố. Trong công việc này, ông gặp những người từ mọi giáo phái, và sau này đọc hàng trăm sách tâm lý, tôn giáo, khoa học, siêu hình học, và phép thần thông của cổ xưa. Dần dần, Bristol bắt đầu thấy “sợi chỉ đỏ” chạy xuyên suốt mọi tôn giáo và những lời dạy bí truyền: bản thân niềm tin có những sức mạnh kỳ diệu.

Trải qua nhiều năm suy nghĩ về sức mạnh của tư duy, ông cho rằng những người khác cũng biết điều đó. Ông đã lầm. Kỳ lạ thay, ông thấy rằng phần lớn người ta sống cả cuộc đời mà không nhận ra niềm tin mạnh mẽ có tác động đến việc đạt được các mục tiêu của họ; họ chỉ có những mong muốn mơ hồ và vì vậy cũng gặt được những kết quả không rõ ràng. 

Khi còn là lính trong Thế Chiến thứ nhất, có lúc Bristol không có lương và thậm chí không có tiền mua thuốc lá. Ông quyết tâm rằng khi giải ngũ, ông sẽ có rất nhiều tiền. Trong đầu ông là cả một sự quả quyết, không phải là một mong ước. Chưa đầy một ngày sau khi ông trở về nhà, một người làm trong ngân hàng liên lạc với ông, người này đã đọc được câư chuyện về ông trên tờ báo địa phương, Bristol được mời làm việc, và dù bắt đầu với một đồng lưong ít ỏi, ông không ngừng đặt trước mặt mình “ một bức tranh trong đầu về sự giàu có”. Trong những lúc yên tĩnh hay khi nói chuyện điện thoại, ông nguệch ngoạc viết các dấu hiệu của đồng đô la lên các mẫu giấy có trên bàn làm việc. Ông cho rằng sự xác định rõ ràng niềm tin quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác mở đường cho sự nghiệp trong ngân hàng đầu tư và kinh doanh vô cùng thành công. 

Bristol đã học được chân lý trong câu nói của triết gia William James, “Niềm tin được chứng minh trong sự việc”. Bởi vì những suy nghĩ lo lắng sợ hãi khiến bạn trải nghiệm tình huống mà bạn không thể ngừng suy nghĩ (kinh thánh Job đã nói “Điều mà tôi sợ nhất lại xảy đến với tôi”), suy nghĩ lạc quan và mong chờ vào điều tốt đẹp nhất chắc chắn sẽ hình thành nên các tình huống thuận lợi. 

Niềm tin và số phận 

Khi còn bé, Napoleon Bonaparte được cho một ngôi sao ngọc bích, cùng với lời tiên tri rằng ngôi sao sẽ mang lại cho ông vận may và giúp ông trở thành Hoàng đế nước Pháp. Napoleon chấp nhận điều đó như một sự thật hiển nhiên, và do đó ông nghĩ rằng sự thăng tiến của ông chắc chắn xảy ra. 

Bristol kể câu chuyện hấp dẫn của Opal Whiteley, con gái của người tiều phu vùng Oregon. Cô tự nghĩ rằng mình là con gái của Henri d’Orleans, một kẻ phản động tuyên bố là Vua của nước Pháp. Một cuốn nhật ký được tuyên bố là do cô viết mô tả về cha mẹ hoàng gia của cô, cho dù hầu hết mọi người tin đó là điều bịa đặt. Tuy nhiên, khi Opal bước vào tuổi hai mươi, cô được đưa đến Ấn Độ, đi trên một xe ngựa theo kiểu vua chúa của Maharaja of Udaipur; cuối cùng giờ đây cô đang sống trong gia đình hoàng gia. Một người đàn ông làm cho tờ báo Oregon Newspaper đã biết Opal khi cô còn nhỏ ghi nhận rằng: “Thật là thần bí, gần như là siêu tự nhiên, cái cách mà tình huống diễn ra như trong kế hoạch của cô ấy.” 

Điều này đã đưa chúng tôi đến với thông điệp lớn nhất của Điều kỳ diệu của niềm tin: hầu như bất kể thứ gì đều có thể là của bạn, và bạn có thể là bất cứ điều gì, nếu bạn có khả năng phát triển “sự biết” về điều đó mà bạn không bao giờ cần phải thắc mắc. Bristol nói về Napoleon và Alexander Đại đế, “Họ trở thành những đàn ông siêu phàm bởi vì họ có những niềm tin lạ thường”. Niềm tin của bạn về chính bản thân bạn và về vị trí của bạn trong thế giới có thể cho rằng đó là yếu tố chính quyết định thành công. 

Kẻ đầy tớ trong tiềm thức 

Bristol nói rằng nếu bạn có thể hiểu được mối quan hệ giữa ý thức và tiềm thức, bạn sẽ hiểu được cốt lõi của sức mạnh niềm tin. Tiềm thức luôn hoạt động để biểu lộ niềm tin và mong muốn sâu sắc nhất của chúng ta. Nó là một đầy tớ trung thành, luôn thay mới, hướng dẫn và tạo cảm hứng, nhưng để có được điều tốt nhất từ tiềm thức cần có sự tôn trọng vào niềm tin, vào điều nó có thể làm. Bởi vì tiềm thức vận hành dưới dạng hình ảnh, cho nên chúng ta cần phải nuôi dưỡng nó bằng sự hình dung trong đầu về điều chúng ta mong muốn. Sau đó, nếu có thể làm sống dậy, hiện thực hóa hình ảnh đã được ấn định trước đó, và cho chúng ta khả năng trực giác về việc cần phải làm, nơi cần đến và người cần gặp. 

Bằng cách này hay cách khác, tiềm thức được kết nối với các phần khác của bộ não chúng ta, và qua luật phóng xạ và luật hấp dẫn, nó có thể hút các sự kiện và con người đến với chúng ta, hỗ trợ chúng ta biến giấc mơ thành hiện thực. Tuy nhiên, nó chỉ có thể làm cho hình ảnh trở nên thật nếu hình ảnh đó rõ ràng và thuyết phục. Vì thế, những hình ảnh về thành công ta hình dung trong đầu để nuôi dưỡng tiềm thức rất quan trọng. Sức mạnh của niềm tin không thề vận hành thật sự để phục vụ cho chúng ta cho đến khi niềm tin trở thành là một phần của chúng ta theo nghĩa đen, đã nằm trong tiềm thức của chúng ta như là một thực tế. 

Thiết lập suy nghĩ và niềm tin 

Bristol lưu ý rằng tất cả những nhà khoa học nổi tiếng về điện Edison, Steinmetz, Tesla, Marconi, đều quan tâm đến thần giao cách cảm. Họ không hề thấy buồn cười khi nghĩ rằng suy nghĩ có thể di chuyển qua không khí, rằng chỉ mỗi suy nghĩ cũng có thể ảnh hưởng lên sự kiện nếu, cũng giống như mọt tín hiệu sóng vô tuyến tốt, nó mạnh mẽ và rõ ràng. 

Bristol mượn ý từ các nguyên tắc Tư Duy Mới để cho rằng có sự thông minh trong tất cả những gì tồn tại trong vũ trụ và chúng ta được kết nối với nhau bởi một loại trí tuệ toàn cầu. Jung có một ý nghĩ tương tự với thuyết “vô thức tập thể” của ông. Sức mạnh của niềm tin là một máy phát tín hiệu đến với vũ trụ từ đó đi vào đầu của những người khác và thậm chí vào những vật vô tri vô giác. Đài phát của bạn càng mạnh thì khả năng thế giới sẽ thu nhận nó và phản hồi lại càng cao. Nhà thiên văn học Sir Arthur Eddington đã nói rằng có thể quy luật tự nhiên của vũ trụ được hình thành từ tư duy của con người, và môn vật lý lượng tử hiện đại cũng không loại trừ điều đó. 

Theo giải thích của Bristol, một người có niềm tin mạnh mẽ sẽ tồn tại với một sự chuyển động nào đó, sự chuyển động này tìm kiếm cái tương tự nó theo hình thức sự việc. Do đó, ông đi đến một kết luận đáng chú ý là chúng ta không đạt được các mục tiêu chỉ bằng các hành động, mà điều đó còn phụ thuộc vào chất lượng và cường độ của niềm tin chúng ta rằng chúng sẽ hoàn thành. 

Sức mạnh của gợi ý 

Bristol cho rằng bùa, phép và các mẫu giấy chúc may mắn không tự mang đến điều may mắn, mà chính niềm tin vào hiệu nghiệm của nó mới có tác động mạnh mẽ. Tại sao người ta lại tụng kinh, lặp đi lặp lại các lời khẳng định, đánh trống, hay đếm các chuỗi hạt? Sự lặp đi lặp lại là một cách để khắc sâu các gợi ý vào trong đầu óc của chúng ta, “một phép lạ” cho phép chúng ta biến một điều ước thành một điều chúng ta hằng mong đợi. Bằng cách làm cho nó trở thành chính thức, cho nó một cấu trúc, ý nghĩ sẽ biến đổi từ một điều ước đơn thuần thành một hiện thực sắp sửa xảy ra. Chúng ta cám ơn những gì đang hiện hữu hay sắp sửa xảy ra. Bristol nói, “sức mạnh cực kỳ to lớn của sự lặp đi lặp lại tư tưởng” đầu tiên vượt qua lý lẽ thông qua tác động lên cảm xúc của chúng ta và thâm nhập vào tiềm thức, mà ở đấy vấn đề chỉ là thời gian trước khi ý nghĩ ấy diễn ra trong thực tế. Điều này hẳn nhiên là nguyên tắc đằng sau các chiến dịch tuyên truyền và quảng cáo đã thu được thành công. 

Bristol cũng cảnh báo về sự lạm dụng của kỹ thuật tinh thần đi kèm niềm tin mạnh mẽ và gợi ý: đó là một sức mạnh cần được sử dụng một cách có ích chứ không phải để khống chế. Cuốn sách của ông được dành cho “ những người suy nghĩ độc lập của mọi thời đại” mong muốn dùng niềm tin vào mục đích sáng tạo, vì cuộc sống. Ông nói nhiều về sức mạnh của niềm tin trong việc hàn gắn vết thương thể xác. 

Lời bình cuối 

Maxwell Maltz, tác giả cuốn “Tâm Lý Điều Khiển Học” (Psycho-Cybernetics) nói “ Quy luật trí tuệ là quy luật của niềm tin.” Ý ông muốn nói rằng niềm tin, hơn bất cứ thứ gì, điều khiển chúng ta hành động như thế. Đó chính là thợ nặn tạo nên con người chúng ta. 

Hãy thử nghĩ đến hệ thống niềm tin chính trong lịch sử. Dù tốt hay xấu, các hệ thống tư tưởng này đã trở thành niềm tin và tạo nên thế giới chúng ta đang sống. Niềm tin về chính bản thân bạn có đủ mạnh để thay đổi thế giới của bạn hay không? 

Cuốn Sự Kỳ Diệu của niềm tin lặp đi lặp lại và dài lê thê, các ví dụ thì lỗi thời, các lời khuyên cụ thể để áp dụng các ý của nó không nhiều, và bạn có thể sẽ phải thốt lên rằng, “Đi thẳng vào vấn đề đi”. Một số đọc giả cũng bị lệch hướng bởi tính phi khoa học của cuốn sách. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là nó có thể cho thấy nhiều điều khi đọc lần hai, ba hay bốn. Bristol biết rằng, rốt cuộc, các sách viết về bí truyền cổ xưa thường cố tình viết không rõ ràng để che đậy bí mật đối với những người không thạo hay những người lạm dụng chúng. Có thể bạn không thích đọc sách này, nhưng chỉ cần có nó cũng có thể nhắc nhở bạn về sức mạnh của niềm tin. 

Cũng có thể khó mà tiêu hóa một vài “tư tưởng”, như từ của tác giả dùng. Ngay chính ông cũng hoài nghi, nhưng rồi nhận ra rằng tất cả chúng ta đều nghĩ đến sự kỳ diệu của niềm tin khi chúng ta nhất định muốn điều gì đó trở thành hiện thực. Nghệ sĩ dương cầm Liberace được cho là đã thay đổi cuộc đời mình sau khi đọc Sự kỳ diệu của niềm tin. Và trong chương về “Phụ nữ và khoa học niềm tin.” Bristol nhắc đến tên của Marie Curie, Mary Baker Eddy (sáng lập ra khoa học Cơ Đốc), Florence Nightingale, Harriet Beecher Stowe (tác giả của truyện Túp lều bác Tom), và nữ diễn viên Angela Lansbury là những ví dụ của người dựa vào sức mạnh của niềm tin để đạt được những điều kỳ diệu. Lansbury trả lời phỏng vấn rằng: “Khi các bạn học được cách làm thế nào để dẫn đến sức mạnh tiềm thức của bạn, thật sự không còn giới hạn cho điều bạn muốn đạt được”. Sức mạnh tinh thần của những phụ nữ này thật to lớn, nhưng chúng ta có thể phát triển “niềm tin thông minh” tương tự như họ vào cuộc sống của chúng ta. 

Sơ lược về tác giả: Claude M. Bristol 

Sinh năm 1891, Bristol phục vụ quân đội trong Thế Chiến thứ nhất ở Pháp và Đức. Ông làm việc cho tờ báo quân đội Stars anh Stripes đến năm 1919. 

Bristol kể rằng Sự kỳ diệu của niềm tin được viết cho những người đàn ông xuất ngũ và phụ nữ phải thích nghi trở lại cuộc sống dân sự và cố gắng làm ăn phát đạt. Cuốn sách được xuất bản khi ông bước vào tuổi năm mươi và theo sau thành công của cuốn sách bỏ túi TNT: It Rocks the Earth. 

Bristol là một phát ngôn viên được nhiều người biết đến tại các câu lạc bộ, tổ chức kinh doanh và doanh nhân. Ông mất năm 1951.


Các sách cùng chủ đề:
  • Joseph Murphy - "Sức mạnh của tiềm thức"
  • Florence Scovel Shinn - "Cánh cửa bí mật tới thành công"
  • David J. Schwartz - "Sự kỳ diệu của nghĩ lớn"
  • Wallace D. Wattles - "Khoa học làm giàu"
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

0 nhận xét:

Speak up your mind

Tell us what you're thinking... !

Tư vấn Quản trị - Tiếp thị - Thương hiệu

Nhà tài trợ

 
TOP