Marketing online:

Home » , , , » Khi nào cần cách tân chiến lược tiếp thị?

Khi nào cần cách tân chiến lược tiếp thị?

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 22 thg 8, 2011 | 8/22/2011

[Marketing4u.vn] Nội dung cách tân chiến lược tiếp thị có thể là tái xác lập thương hiệu hoặc điều chỉnh định vị giá trị. Có bốn trường hợp dưới đây mà khi gặp phải, các nhà quản trị doanh nghiệp nên nghĩ đến việc cách tân chiến lược tiếp thị.

1. Thiếu sự thống nhất trong việc quảng bá

Thương hiệu mạnh thường có khả năng truyền tải rất rõ ràng những cam kết của doanh nghiệp với khách hàng trong mọi hoạt động. Khi các thông điệp hoặc hình ảnh được tung ra thị trường thiếu sự đồng nhất (website, bảng hiệu, quảng cáo và mọi vật dụng tiếp thị khác có vẻ như đến từ rất nhiều doanh nghiệp khác nhau) thì chúng có thể làm rối trí khách hàng, vô tình buộc họ tìm đến một thương hiệu khác có thể liên lục đáp ứng các kỳ vọng của họ.

2. Nhà quản trị không hiểu rõ chính những gì mình đang làm

Nếu nhà quản trị chưa thể định ra kế hoạch kinh doanh trong năm sau và năm năm tới thì xem ra, những nỗ lực tiếp thị hiện tại không giúp ích gì cho hoạt động của doanh nghiệp. Hãy lập quỹ thời gian để định hướng, xác lập những mục tiêu kinh doanh và tiếp theo là biến chuyển thương hiệu cùng những nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho việc hướng tới các mục tiêu đã đặt ra.

3. Doanh nghiệp không biết cách kết nối hiệu quả với khách hàng

Phải xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu cũng như những lợi ích nào mà họ quan tâm nhất. Có vậy, doanh nghiệp mới biết rõ được nơi đâu khách hàng mục tiêu dành thời gian nhiều nhất (chẳng hạn xem tivi, nghe radio, vào mạng xã hội, đọc blog…) để kết nối với họ, gửi cho họ những thông tin có giá trị.

Nếu nói quá nhiều về doanh nghiệp mình thì ắt hẳn chẳng ai muốn trò chuyện lâu với bạn. Vì vậy, cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu mọi người xung quanh theo cách trực tiếp hoặc trên mạng xã hội thông qua Twitter, Facebook, LikedIn… để xây dựng mối quan hệ với họ. Nuôi dưỡng cách quan hệ ấy chính là giúp đỡ xây dựng sự ủng hộ và lòng trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp.

4. Khi đối thủ tỏ ra vượt trội hơn mình

Nếu doanh nghiệp của bạn tỏ ra không ngang bằng hoặc hơn hẳn đối thủ thì tất nhiên khách hàng không tìm đến bạn để hợp tác. Vì vậy, cần xác định rõ những gì giúp doanh nghiệp của bạn khác biệt với những doanh nghiệp khác và những lợi ích vượt trội nào mà bạn có thể mang đến cho khách hàng. Một khi đã xác định được bí quyết tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, hãy nỗ lực truyền thông và tiếp thị. Cần lưu ý là phải cố gắng tạo ra ấn tượng đầu tiên rõ ràng, súc tích và cuốn hút đối với mọi khách hàng khi triển khai đợt tuyên truyền, tiếp thị mới.
THỐNG LÂM - DNSG (dịch từ Entrepreneur)
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

0 nhận xét:

Speak up your mind

Tell us what you're thinking... !

Tư vấn Quản trị - Tiếp thị - Thương hiệu

Nhà tài trợ

 
TOP