[Marketing3k.vn] heo nghiên cứu mới nhất của Vietnam Report và Media Tenor về tâm lý kinh tế Việt Nam trong năm 2012, các chuyên gia hàng đầu vẫn tỏ ra bi quan về triển vọng phục hồi sớm của nền kinh tế, bất chấp những dấu hiệu khả quan gần đây đến từ các thay đổi chính sách.
Bằng phương pháp nghiên cứu nội dung truyền thông (media content analysis), Vietnam Report và Media Tenor nghiên cứu các ý kiến, nhận định, đánh giá của các chuyên gia kinh tế hàng đầu xuất hiện trên hai tờ báo kinh tế có uy tín số một Việt Nam là Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn (Saigon Times và Thời Báo Kinh Tế Việt Nam (VNeconomy) trong nửa cuối của năm 2011.
Đây cũng là hai tờ báo có sự tham gia vào mặt nội dung của các chuyên gia nhiều nhất, bằng những phỏng vấn hay các bài bình luận chuyên sâu của họ về các vấn đề kinh tế. Tổng số ý kiến được phân tích (statements) của các chuyên gia trên hai tờ TBKTSG và VNeconomy là 5.781, trong đó TBKTSG chiếm khoảng 65%.
Theo kết quả chi tiết, các chuyên gia trên cả TBKTSG và VNeconomy đều có những đánh giá tương đối bi quan về tổng thể nền kinh tế Việt Nam trong năm 2011, với lần lượt 40% và 36% đánh giá tiêu cực, trong khi phần tích cực chỉ chiếm 12% và 18%. Kết quả này cho thấy mặc dù chính phủ đã rất nỗ lực cho những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam vẫn tỏ ra hoài nghi về khả năng tình hình sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.
Kết quả này tương thích với diễn biến chung của nền kinh tế Việt Nam trong năm qua, xét về mặt thống kê: tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2011 đạt mức 5,9%, thấp hơn so với giai đoạn những năm sau 2000 (trừ năm 2009, khi kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào khủng hoảng nên tốc độ tăng trưởng cả năm chỉ đạt 5,3%). Tỷ lệ lạm phát tăng cao (tăng 18,58% so với cùng kỳ năm trước), giá cả tiêu dùng leo thang, giá điện nước cũng tăng đáng kể khiến áp lực về giá dồn lên người tiêu dùng, gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Bất động sản và chứng khoán là mắt xích yếu nhất của nền kinh tế
Như có thể thấy trên hình 2, ngành chứng khoán và bất động sản không nhận được một ý kiến tích cực nào từ các chuyên gia trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm 2011 trên tờ TBKTSG. Nếu xét hẹp hơn về thị trường BĐS và chứng khoán, tuy có một số ý kiến tích cực, phần đông vẫn nhập định hai thị trường này sẽ tiếp tục xu hướng ảm đạm và khó lường trong năm 2012.
Ngành xây dựng, vốn là ngành cộng sinh với bất động sản, cũng phải chịu "vạ lây". Lấy tờ TBKTSG làm cơ sở nghiên cứu, thì có đến 60% tin đánh giá về ngành xây dựng Việt Nam trong nửa cuối năm 2011 là tiêu cực, chỉ có vỏn vẹn 5% là tích cực.
Nông nghiệp và ô tô: các ngành triển vọng
Ở một thái cực khác, xuất khẩu gạo và ngành nông nghiệp nhìn chung nhận được sự đánh giá khá tích cực, và là lực đẩy chính giúp cho tính tương quan giữa tin tích cực-tiêu cực của cả nền kinh tế nói chung không quá chênh lệch. Tỉ lệ số đánh giá tiêu cực của ngành này ở dưới mức 20% trong khi đánh giá tích cực luôn ở trên 20% (ngưỡng nhận biết-Awareness threshold).
Một điều khá bất ngờ là mặc dù có nhiều chính sách tiêu cực hướng vào lĩnh vực ô tô trong năm 2011, đa số ý kiến chuyên gia đều nhận định khá tích cực về khả năng phát triển của ngành này trong thời gian tới. Điều này được lý giải bởi các chính sách tiêu cực về ô tô trong năm qua đều hướng tới các sản phẩm nhập khẩu, trong khi bộ phận dân cư có thu nhập cao ngày càng tăng lên, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm ô tô nội địa.
Tác giả: KHUẤT NGUYÊN
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !