[Marketing3k - Ngân Hàng] Thế giới tài chính nói chung đang mang trong mình căn bệnh tham lam, trục lợi, một thứ bệnh không dễ chữa. Vụ bê bối LIBOR đã một lần nữa khẳng định lại hoài nghi của nhiều người.
Vụ bê bối LIBOR đã một lần nữa khẳng định lại những hoài nghi của nhiều người, rằng có thứ gì đó không sạch sẽ trong thế giới tài chính London. Lòng tin của khách hàng đã bị đánh cắp bằng sự lừa dối có hệ thống.
Người ta đồ rằng, thế giới tài chính nói chung đang mang trong mình căn bệnh tham lam, trục lợi, một thứ bệnh không dễ chữa. Và giờ đây, dường như nó đã lan tràn thành dịch.
Một London đầy tai tiếng
Thực tế thì vụ bê bối đã diễn ra tại một quốc gia và trong nội bộ một ngân hàng. Barclays đã bị các nhà chức trách Anh và Mỹ phạt số tiền 450 triệu USD vì hành vi thao túng LIBOR (London Interbank Offered Rate - lãi suất liên ngân hàng London).
Nỗ lực đầu tiên của ngân hàng trong việc vượt qua cơn bão tai tiếng này đã không thành khi giám đốc điều hành Bob Diamond từ chức vào hồi tuần trước. Chính phủ Anh đã phải yêu cầu nghị viện tiến hành thanh tra lại hệ thống ngân hàng. Danh tiếng của thành phố London đã bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. London là nơi LIBOR được thiết lập thông qua các dự đoán của các ngân hàng hàng đầu về chi phí vay của chính họ từ các ngân hàng khác.
Tuy nhiên, câu chuyện này giờ đây đã vượt xa khỏi lãnh thổ nước Anh. Barclays là ngân hàng đầu tiên được đưa ra mổ xẻ bởi nó được cho là có quan hệ khá thân thiết với các nhà điều hành chính quyền. Và đây sẽ không phải là câu chuyện cuối cùng của thế giới. Nhiều cuộc điều tra nhằm khắc phục những gian lận về LIBOR và các loại lãi xuất khác cũng đang được tiến hành tại nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, châu Âu...
Có nhiều cái tên đình đám nhất trong hệ thống ngân hàng thế giới cũng nằm trong tầm ngắm của các điều tra viên như Citigroup, JPMorgan Chase, UBS, Deutsche Bank và HSBC. Nhiều "tướng lĩnh" của các tổ chức tài chính từ Mỹ tới Nhật Bản cũng dính líu vào vụ việc.
Ngân hàng cấu kết ngân hàng
Việc điều tra ngân hàng Barclays giúp hé lộ hai hành vi sai trái là vi thao túng LIBOR và thu hẹp tín dụng.
Thứ nhất là lập kế hoạch và thực hiện hành vi thao túng LIBOR nhằm thu lợi nhuận.
Họ cũng cấu kết với những đối tác tại các ngân hàng khác để đưa ra một mức lãi suất có lợi cho mình. Theo tài liệu điều tra của Canada thì sự cấu kết, thông đồng giữa các tổ chức tài chính đang hoành hành và trở thành một vấn nạn. Vụ bê bối LIBOR khiến cho người ta hình dung về một liên minh có hệ thống giữa các băng đảng hơn là một vụ lừa đảo thương mại đơn thuần.
Việc này có thể dẫn đến những chi phí khổng lồ cho các ngân hàng. LIBOR được sử dụng để thiết lập những công cụ tài chính trị giá đến 800 ngàn tỷ USD và sẽ ảnh hưởng đến giá cả của mọi giao dịch từ những khoản thế chấp đơn giản cho đến các phái sinh lãi suất. Và nếu như kế hoạch thao túng LIBOR thành công, và bản thân các nhà điều hành chính quyền cũng nghĩ rằng Barclays đã làm được điều đó thì đây có thể sẽ là một vụ lừa đảo tài sản lớn nhất trong lịch sử ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và người đi vay trên toàn thế giới. Và điều này sẽ mở ra một cơn bão kiện tụng mới với sự tham gia của không chỉ những khách hàng trực tiếp, những ngân hàng mà còn của bất kể những ai có liên quan tài chính đến LIBOR. Cơn bão kiện tụng thực sự đã bắt đầu.
Hành vi sai trái thứ hai là thu hẹp tín dụng được bắt đầu vào năm 2007 và cũng có thể dẫn đến hàng loạt các vụ kiện tụng, nhưng về mặt đạo đức thì còn phức tạp hơn rất nhiều bởi có sự tham gia của những thành phần ưu tú trong xã hội.
Trong suốt thời kỳ khủng hoảng, mức LIBOR cao được nhìn nhận là một dấu hiệu của sự suy yếu tài chính. Barclays đã hé lộ thông tin về việc nhận được cái gật đầu ngấm ngầm của ngân hàng trung ương Anh cho những quyết định của mình trong việc hạ mức hạ mức LIBOR. Hiện ngân hàng trung ương phủ nhận thông tin. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính phủ đang nỗ lực hết sức nhằm vực dậy uy tín thì thông tin thực sự đã làm mai một lòng tin về cả hệ thống ngân hàng. Mặc dù đây mới chỉ là thông tin chưa được khẳng định thì đã có nhiều hoài nghi cho rằng việc thao túng LIBOR của ít nhất một số ngân hàng nhận được sự cho phép của các nhà điều hành chính quyền.
Khi niềm tin bị đánh cắp
Vụ việc ầm ĩ giờ đây có thể đã được chuyển đến các tòa án dân sự trên toàn thế giới. Và nó sẽ là một hành trình dài. Theo quan điểm của công chúng thì có hai nhiệm vụ phía trước phải hoàn thành.
Thứ nhất là tìm hiểu chính xác điều gì đã xảy ra và xử phạt những người có liên quan. Trong trường hợp động cơ của hành vi xuất phát từ lòng tham thì những cá nhân vi phạm nên phải đối mặt với với án tù. Còn trong trường hợp lãi suất được điều chỉnh vì mục đích có lợi cho ngân hàng thì các nhà chức trách có liên quan, các chủ ngân hàng và những người làm luật phải giải thích tại sao họ có thể gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của thành phố bằng những quyết định như vậy.
Nhiệm vụ thứ hai là thay đổi phương thức hoạt động của hệ thống tài chính cũng như là văn hóa ngân hàng (thứ văn hóa bắt nguồn từ cấu trúc của hệ thống).
Thực tế đây không phải là lần đầu tiên xảy ra bê bối về việc định giá khi tại Wall Street đã diễn ra vài vụ tai tiếng.
Một số quy định phải được thay đổi. LIBOR nên được đặt dưới sự bảo trợ của cơ quan thương mại cụ thể là Hiệp hội Ngân hàng Anh chứ không phải của các nhà điều hành. Và sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền sẽ khiến các ngân hàng hoạt động trong khuôn khổ nhất định và phù hợp khi mà hiện London là trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất trên thế giới.
Trong tương lai, chỉ số LIBOR và các chỉ số tương tự như EURIBOR nên được thiết lập trên cơ sở chi phí vay thực thế chức không phải chi phí vay ước tính.
Thực ra đây không phải là giải pháp luôn được áp dụng trong lĩnh vực tài chính. Trong trường hợp thị trường khó thanh khoản hoặc số giao dịch quá mỏng thì những con số giả định có thể được cho là cần thiết để đưa ra mức chuẩn.
Do vậy, nhiều hơn nữa các ngân hàng nên tham gia vào ban hội thẩm, quan sát các tổ chức cho vay (khiến cho nó trở thành một "cuộc chơi" không phải dễ dàng và cũng không dễ thao túng với bất cứ ai). Thông tin sẽ được kiểm tra chéo trong mọi trường hợp có thể bằng cách yêu cầu các ngân hàng công khai mức phí mà họ đi vay hoặc cho vay. Mọi quy trình sẽ phải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các nhà điều hành bên ngoài.
J.P. Morgan đã từng nói: "Lòng tin của khách hàng đã sụp đổ. Và bằng mọi giá ngân hàng phải hành động để lấy lại lòng tin đó".
Quả thật, nhiệm vụ này phải được đặt lên hàng đầu nếu họ muốn tồn tại và phát triển trên thị trường.
-------------------------------
Ngày 6/7, Anh chính thức điều tra vụ bê bối mà đến nay đã làm ba lãnh đạo của Tập đoàn tài chính Barclays phải từ chức. Chính quyền Đức cũng mở cuộc điều tra tương tự với Ngân hàng Deutsche, trong khi nhiều nước khác đang xem xét lại hàng chục ngân hàng bị nghi có liên quan.
AFP dẫn lời Cơ quan Điều tra gian lận nghiêm trọng của Anh (SFO) xác nhận cuộc điều tra sẽ làm rõ vụ thao túng lãi suất liên ngân hàng London (LIBOR). Libor là lãi suất cho vay giữa các ngân hàng và đóng vai trò quan trọng đối với thị trường toàn cầu bởi ảnh hưởng đến các ngân hàng, doanh nghiệp và cá nhân muốn vay tiền. LIBOR được coi là mốc để xác định lãi suất của hàng ngàn tỉ USD giao dịch trên toàn cầu. Thế nhưng suốt thời gian tình hình tài chính căng thẳng từ năm 2006-2008, lãi suất LIBOR đã không còn phản ánh đúng chi phí thực tế mà các ngân hàng trả cho các quỹ tài chính.
SFO không nêu cụ thể ngân hàng nào bị điều tra. Tuy nhiên, cuộc điều tra trước đó của cơ quan giám sát tài chính Anh và Mỹ, trong đó Barclays bị phạt đến 450 triệu USD, đã cho thấy sai phạm diễn ra tại nhiều ngân hàng lớn khác.
Barclays là ngân hàng đầu tiên thừa nhận hành vi thao túng lãi suất LIBOR, nhưng nhiều người tin rằng đây không phải là ngân hàng duy nhất. Thậm chí có ý kiến nghi ngờ liệu Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có tham gia khuyến khích Barclays can thiệp vào tỉ giá Libor hay không. Phó thống đốc BoE Paul Tucker sẽ ra điều trần vào ngày 9-7 về việc đưa ra "hướng dẫn" điều chỉnh giá cho Barclays.
Reuters ngày 7-7 dẫn hai nguồn giấu tên đưa tin Cơ quan Giám sát tài chính Liên bang Đức (BaFin) đã tiến hành "điều tra đặc biệt" đối với Ngân hàng Deutsche và nhiều khả năng sẽ đưa ra kết quả giữa tháng 7-2012. BaFin xác nhận đang xem xét nghi vấn thao túng lãi suất Libor của các ngân hàng. Ngân hàng Deutsche từ chối phát biểu, nhưng báo cáo quý mới đây của ngân hàng này cho biết họ đã nhận được trát hầu tòa và yêu cầu cung cấp thông tin từ các quan chức Mỹ và châu Âu liên quan đến vụ dàn xếp tỉ giá LIBOR.
Không chỉ Anh, chính quyền Đức, Mỹ, Nhật Bản và Canada cũng đang xem xét lại hơn chục ngân hàng lớn nghi ngờ liên quan đến vụ bê bối LIBOR.
(Tổng hợp)
-------------------------------
Theo VeF ( Hung Ninh từ ECONOMIST)
Các bài khác:
- [VeF] Nhiều ngân hàng giấu, báo cáo láo về nợ xấu - Sau trần tình của NHNN: Bớt lo với nợ xấu? - [VnEc] “Trần tình” nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước - [VnEx] Nợ xấu ngân hàng lên đến 202.000 tỷ đồng - [VeF] Dùng tiền 'thật' xử lý nợ xấu
- [VnEx] Nghịch lý lạm phát thấp - [Biz] CPI có thể tiếp tục âm
- [DNSG] Bán cổ phần cho các công ty nước ngoài: Săn tiền và tiền săn
- [TT] Thị trường bán lẻ Việt Nam: Tụt dốc hay đã được đặt lên quá cao?
- [VNN] Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế? [TVN] Rất khó để thay đổi... văn hóa nghiên cứu khoa học? [TS] Nhìn lại một năm của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán
- [VnEx] Săn nhà phố giá rẻ tại Sài Gòn
- [DĐDN] Có một sự suy thoái rõ ràng tại các nền kinh tế mới nổi khổng lồ
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !