Marketing online:

Home » , » Quy trình khởi nghiệp - Tuần 9 - Kế hoạch Marketing

Quy trình khởi nghiệp - Tuần 9 - Kế hoạch Marketing

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 20 thg 7, 2012 | 7/20/2012

[Khởi Nghiệp - Quy trình khởi nghiệp] - Marketing hay tiếp thị là một bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp nhất là trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần một bảng kế hoạch tiếp thị thật rõ ràng và chi tiết cho doanh nghiệp của mình trong giai đoạn đầu bước vào thị trường và phát triển

Không một doanh nghiệp hay một hình thức kinh doanh chân chính nào có thể thành công được nếu thiếu đi sự tiếp thị. Hẳn chúng ta không còn ngạc nhiên nữa khi biết được con số kinh phí khổng lồ mà các công ty marketing cho sản phẩm và hình ảnh của họ. Vậy thì, nếu như bạn cảm thấy đã sẵn sàng nhảy vào thị trường để “chiến đấu”, thì trước hết, xin bạn hãy hết sức bình tĩnh, ngồi xuống và viết ra giấy (hay bất kỳ cái quái quỉ gì cũng được) một thứ mà người ta gọi là “bản kế hoạch marketing”. Từ đó, chúng ta sẽ bước vào tuần chuẩn bị thứ 9, đó là…


Chuẩn bị viết bản kế hoạch Marketing
Trước khi bạn bắt tay vào công việc viết lách này, cần tập hợp lại những thông tin mà bạn sẽ cần. Việc này sẽ giúp bạn tránh được sự gián đoạn trong quá trình suy nghĩ và viết lách. Chuẩn bị sẵn:
- Những báo cáo tài chính gần đây nhất của công ty bạn (lãi và lỗ, ngân sách hoạt động,…)cùng những biểu đồ sản phẩm và khu vực bán hàng mới nhất trong khoảng thời gian 3 năm vừa qua hay nếu ít hơn là trong quá trình kinh doanh của bạn.
- Một danh sách mỗi sản phẩm hay dịch vụ trong cùng một dòng, cùng với những thị trường mục tiêu.
- Một sơ đồ tổ chức (Nếu bạn có thể đếm những người làm thuê của bạn trên một bàn tay, bạn có thể bỏ qua điều này.)
- Những hiểu biết của bạn về nơi bạn kinh doanh, những đối thủ của bạn, những ranh giới địa lý, những kiểu khách hàng của bạn, những kênh phân phối hiện hữu, những dữ liệu nhân khẩu học gần đây và hữu ích nhất hay bất cứ thông tin nào phù hợp với khuynh hướng của thị trường bạn muốn kinh doanh.
- Hỏi từng nhân viên kinh doanh và /hay những người khách hàng để kiệt kê một danh sách những điều quan trọng theo quan điểm của họ. Điều này sẽ cần thiết cho những kế hoạch marketing trong những năm sắp tới.

Hoàn cảnh thị trường
Hoàn cảnh thị trường phải là những hiểu biết tốt nhất và sáng suốt nhất của bạn về tình trạng hiện thời của vị trí kinh doanh (ở đây không có chỗ cho sự linh cảm).
- Sản phẩm /dịch vụ hay dòng sản phẩm / dịch vụ của bạn là gì?
- Qui mô của thị trường của bạn?
- Bạn dự định bán hay phân phối cái gì?
- Khu vực bạn dự định bán hàng?
- Mô tả khách hàng tương lai dưới hình thức dân số, nhân khẩu học, mức thu nhập,..
- Những đối thủ hiện thời ở thị trường này?
- Trước đó, sản phẩm của bạn đã bán tốt như thế nào?

Những rủi ro và những cơ hội
Phần này là mở rộng của phần “hoàn cảnh thị trường” và nó cần phải tập trung vào sự liên quan của những điều tốt và xấu trong thị trường hiện thời.
- Những khuynh hướng nào trong thị trường chống lại bạn?
- Có điềm báo nào về khuynh hướng sẽ cạnh tranh không?
- Những sản phẩm của bạn có cân bằng để thành công trên thị trường như nó đang tồn tại không?
- Những khuynh hướng nào trên thị trường ủng hộ bạn?
- Những khuynh hướng cạnh tranh nào đang làm ảnh hưởng tới lợi ích của bạn?
- Số nhân khẩu trong thị trường của bạn ủng hộ bạn hay chống lại bạn?
Có rất nhiều nơi bạn có thể thu thập thông tin về xu hướng kinh doanh trong thị trường của bạn. Những ấn phẩm kinh doanh của thành phố thường xuyên nói về các vấn đề tổng quan; bạn có thể nói chuyện với các phóng viên kinh tế hay các phòng dự án thương mại địa phương (hoạt động như các hiệp hội của các nhà sản xuất, nhưng tên gọi có thể khác nhau ở các nước khác nhau.

Những mục tiêu tiếp thị

Đặt mục tiêu
Nếu bạn là một newbie trong những mánh lới lập kế hoạch tiếp thị, bạn sẽ hoạch định một mục tiêu khả thi như thế nào? Hãy bắt đầu với những kinh nghiệm trước đó của bạn. Nhìn lại doanh số bán hàng, sự tăng trưởng của công ty bạn trong các thị trường khác nhau những năm vừa qua, quy mô khách hàng mới và cách những sản phẩm mới đã được giới thiệu,… Nếu trong 5 năm vừa qua công ty bạn tích lũy tăng trưởng được khoảng 80% tổng thu nhập, việc hoạch định một khoản tăng truởng từ 20% – 25% trong năm tiếp theo là hợp lý, 45% thì không thể rồi. Hoạch định một dự án tăng trưởng thấp mà hợp lý cho những thứ bạn có thể hoàn thành với sự hỗ trợ của tiếp thị sẽ đưa bạn đạt được những mục tiêu tiếp thị mới.
Dưới đây là một số loại mục tiêu marketing tiêu biểu:
- Giới thiệu những sản phẩm mới
- Mở rộng hay giành lại thị trường cho sản phẩm hiện hữu
- Tiến vào những thị phần mới.
- Quảng cáo rầm rộ cho những sản phẩm, thị trường hay khung giá đặc biệt.
- Liên kết các sản phẩm với nhau.
- Ký kết những hợp đồng dài hạn với những khách hàng lớn.
- Tinh lọc sản phẩm
- Tăng cường việc sản xuất, giao nhận hàng hóa..

Mục tiêu marketing: Những chi tiết bắt đầu từ đâu
Bây giờ là lúc bạn thoát ra khỏi những đám mây và sự mê muội để thực hiện những mục tiêu đề ra. Và khi những bảng biểu thể hiện những mức tăng trưởng lợi nhuận đáng kinh ngạc mỗi lần bạn va chạm với lợi ích của thị trường là lúc bạn đã ở trong thế giới thực. Những lợi ích chỉ thực sự đạt được bằng trí óc và sức mạnh.
Mỗi mục tiêu tiếp thị cần phải có vài mục đích (những mục tiêu con của những mục tiêu đó) và chiến thuật để đạt được những điều đó. Trong phần “những mục tiêu marketing” bạn cần tập trung vào “Cái gì?” và “Tại sao?” của những nhiệm vụ marketing trong những năm sau đó.Trong phần thi hành, bạn cần tập trung vào việc khu vực thi hành, đối với ai, ở đâu và khi nào…

Ngân quỹ và kiểm soát ngân quỹ.
Cho dù làm tốt hay không thì hoạt động kinh doanh luôn cần phải có tiền. Kế hoạch marketing của bạn cần phải có những phần mà ở đó bạn cấp phát ngân quỹ cho những hoạt động được lên kế hoạch . Thông tin này không cần phải xuất hiện ở ma trận hoạt động nếu như đã có đủ chi tiết ở đó. Nhưng nó cần nên viết dưới dạng dữ liệu cá nhân trong cả chương trình tổng thể. Những người chịu trách nhiệm về những phần khác nhau trong hoạt động tiếp thị cần phải biết chính xác ngân qũy nào để sẵn sàng cho những hoạt động đó. Thật ra, bạn có thể khôn ngoan đưa họ vào cùng lập kế hoạch những ngân quỹ đó.
Ngân quỹ của bạn có thể trông giống như thế này:
- Tổng doanh thu ——————————————- $142.000
- Dự thảo ngân qũy cho các hoạt động marketing hàng năm —- $7.045
- Danh bạ điện thoại ————————————— $2.600
- Thư giới thiệu bán hàng qua bưu điện ——————— $625
- Quảng cáo trong tạp chí kinh tế địa phương ————— $500
- Quảng cáo trong tạp chí kinh tế khu vực —————— $1.200
- Đăng ký triển lãm doanh nghiệp ————————— $500
- Tham dự phiên họp huấn luyện —————————– $900

Kiểm soát:
Để theo dõi quá trình marketing của bạn trong suốt một năm, cần thiết lập một chương trình họp hành định kỳ và phải được giải thích rõ ràng bằng văn bản. Bạn sẽ điều chỉnh kế hoạch giữa đường như thế nào? Bạn sẽ giám sát quá trình bán hàng / chi phí để tạo một sự thay đổi như thế nào? Bạn sẽ không thể tự mình thay đổi kế hoạch nếu như không có những khả năng này.
Lý do bạn phải lựa chọn những mục tiêu marketing có thể nắm bắt được là để có khả năng theo dõi tiến trình hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu đó. Rất nhiều nỗ lực marketing chẳng làm được cái quái gì, với những kết quả đáng thất vọng, hay chỉ là những kế hoạch viển vông, không thực tế.
Tất cả những nỗ lực marketing của bạn sẽ được lợi từ cái chu kỳ cũ mèm: hành động, quan sát, điều chỉnh, hành động lại. Lên lịch họp hàng quý là tốt nhất. Tại những buổi họp này, những người chịu trách nhiệm sẽ báo cáo những kết quả đạt được trong kỳ vừa qua, bao gồm cả khoản ngân quỹ đã tiêu dùng.

Marketing không phải là một khoa học, nhưng nó là một kỹ năng giúp bạn tăng lợi nhuận một cách chắc chắn.

Tóm lược
Đặt một bản tóm tắt ngắn gọn ở mặt trước bìa bản kế hoạch của bạn. Tổng kết lại (với những số liệu tài chính quan trọng) trên một trang giấy đơn. Dùng những gạch đầu dòng, câu ngắn, hay tô đậm những mục chính và tập trung vào những vấn đề quan trọng.
Bản tổng kết này sẽ giúp người đọc biết được sơ lược những kế hoạch hoạt động của công ty bạn trong năm tới. Điều đó cũng buộc bạn tóm lược lại những ý tưởng của mình với những gì tinh tuý nhất, và đấy là một thói quen tốt.

Theo: Kinhdoanh
Sưu tầm: MASgroup Vietnam

Chia sẻ cho bạn :
Hot!

0 nhận xét:

Speak up your mind

Tell us what you're thinking... !

Tư vấn Quản trị - Tiếp thị - Thương hiệu

Nhà tài trợ

 
TOP