Marketing online:

Home » , , , , » Sự thịnh vượng và nghèo khó của các quốc gia – David S. Landes

Sự thịnh vượng và nghèo khó của các quốc gia – David S. Landes

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 27 thg 8, 2011 | 8/27/2011

[Marketing3k.vn] Thành công thật sự không bao giờ là một sự tình cờ. người thành công có một văn hóa tiến bộ kết hợp sự ham học và vận dụng liên tục. 

“Tròn trịa, đầy đủ, bề ngoài thư thái, vô cùng hòa hợp, đế chế Trung Hoa cứ thế phát triển trong hàng trăm năm, không để vượt qua mặt và không hề nao núng. Nhưng thế giới đã vượt qua nó.” 

“Xã hội Mỹ của những người tiểu chủ và công nhân được trả lương khá là nơi của dân chủ và sự dám làm. Sự bình đẵng tạo nên sự tôn trọng, tham vọng, sự sẵn sàng bước vào và cạnh tranh trên thị trường, một tinh thần cá nhân và hay tranh luận.” 

“Nếu chúng ta học được bất kỳ thứ gì từ lịch sử phát triển kinh tế, đó chính là văn hóa tạo ra sự khác biệt… Tuy nhiên, văn hóa theo nghĩa của giá trị nội tại và thái độ dẫn dắt một dân tộc khiến những nhà nghiên cứu cũng phải hoảng sợ.” 

Những nghiên cứu về sự thành công nếu thực sự muốn khám bí quyết và mô hình của thành công phải chuẩn bị để điều tra thực địa ở những địa điểm kỳ lạ. Nhiều cuốn sách đã đưa chúng ta khám phá thế giới của công ty, bây giờ chúng ta sẽ tìm kiếm những manh mối của thành công ở các quốc gia. Phần bình luận này sẽ dài hơn nhưng hy vọng những gì nó mang đến sẽ bù đắp lại thời gian bạn dành để đọc nó. 

Châu Âu thời trung cổ 

David Landers nhận xét, thế giới chưa bao giờ là sân chơi bằng phẳng. Khí hậu và địa lý (“sự bất công của tự nhiên”) khiến cho một số nước khuyết tật, đặc biệt là những vùng khí hậu nóng, trong khi đó những vùng đất ôn hoà thường được ưu đãi những trận mưa rào, đất trồng trọt tốt, những khu rừng gỗ cứng và cái lạnh có thể chịu đựng được, nếu không kể đến các điều kiện thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc. Những yếu tố đó tạo điều kiện hình thành những xã hội ổn định hơn và mức phát triển kinh tế cao hơn và cũng là những yếu tố chính khiến châu Âu phát triển chậm trong thời Trung cổ. 

Một ngàn năm trước, không ai có thể dự báo được sự thống trị của châu Âu lục địa. Châu âu lục địa lúc đó bị người Viking tấn công từ phía Bắc, người Marốc từ phía Nam và người Hungary từ phía Đông, và người châu Âu lục địa cũng bị lạc hậu về mặt trí tuệ và kỹ thuật trong việc theo kịp văn minh của người Ả rập và Trung Hoa. 

Tuy nhiên, châu Âu có một thứ tỏ ra rất có giá trị: nó thừa kế truyền thống dân chủ và trọng nhân tài, tuy vẫn chưa hoàn thiện, của người La Mã cổ điển và người Hy Lạp. Ngược lại, văn hoá chính trị của những nước văn minh xung quanh chủ yếu mang tính chuyên chế; Landes mô tả nó là ”sự điều hành bằng cách vắt ép” có nghĩa là khi nhà nước muốn có nhiều nguồn lực, của cải hơn, họ không ngại lấy bớt từ dân chúng. Châu Âu cũng có không ít nhà thống trị chuyên quyền, nhưng quan niệm về sở hữu tư nhân thúc đẩy con người và khuyến khích doanh nghiệp làm giàu. Giáo lý cơ đốc thời Trung cổ cũng đặt ra những hạn chế đối với hành vi của người thống trị, bởi vì họ tuân phục Thiên Chúa và không được ngược đãi dân thường. Giáo phẩm của đạo Cơ đốc yêu cầu làm đúng phương pháp, quy định của pháp luật và bảo vệ tàu sản kiếm được một cách hợp pháp. 

Tất cả điều này làm cho châu Âu khác biệt với những vùng khác. Bánh xe nước, mắt kính, đồng hồ treo tường và đồng hồ đeo tay và sách in đều là những phát minh của châu Âu thời Trung cổ. Gutenberg phát hành kinh thánh năm 1452 và đến năm 1501 đã có hàng triệu sách ở châu Âu. Trong khi đó, nước Trung Hoa vẫn bình thản trong sự cô lập với thế giới bên ngoài và không cần phải học hỏi cái mới từ bên ngoài, đặc biệt nếu những cái mới đến từ “người man rợ.” Những người cầm quyền Trung Hoa sợ “bị thống trị” điều hành mọi việc và yêu cầu sự tuân thủ hoàn toàn. Sự táo bạo được xem là một mối đe doạ. 

Do đó, châu Âu đã vượt qua Trung Quốc nhờ cải tiến và phỏng theo các phát minh của Trung Quốc. Landes nói, không giống như Trung Quốc, “châu Âu là một châu lục học hỏi”. Dù cũng có những kiểu nhà nước phong kiến có vua và hoàng hậu, quý tộc và tá điền, nhưng châu Âu Trung cổ có những thành phố và vùng miền sống động và tự tổ chức. Về cơ bản đó là một thị trường tự do không chỉ tự do về sản phẩm mà còn về tư tưởng. Văn chương không chỉ là sản phẩm xa hoa dành cho người giàu. Landes nói: người châu Âu cho dù là công dân bình thường hay quan chức đều học, viết và xuất bản ấn phẩm. Động cơ thúc đẩy họ chính là mong muốn ghi chép lại nhưng đồng thời cũng vì sự ham hiểu biết. 

Mọi quốc gia phát triển tốt đều biểu lộ cái mà Landes gọi là “xây dựng” - tức là sự tích luỹ kiến thức và bí quyết qua các năm tháng; và “đột phá” – có nghĩa là đạt được một ngưỡng mà ở đó mọi việc đều tự lấy đà bật lên. Theo ông, ba yếu tố tạo nên sự thành công của châu Âu và khiến nó trở thành vùng đất của khoa học và về sau là nơi bắt đầu cách mạng công nghiệp là: 

  1. Tự trị và không bị phụ thuộc vào tư tưởng nhà thờ hay sự can thiệp của nhà nước. 
  2. Tạo ra một cơ chế cung cấp kiến thức được chấp nhận rộng rãi. 
  3. Phổ biến việc nghiên cứu như một hoạt động được chấp thuận: “tạo nên sự phát minh”

Nước Anh thế kỷ mười chín 

Tại sao cuộc cách mạng công nghiệp lại diễn ra ở Anh? Landes cho rằng trước tiên đất nước này đã có một cơ cấu xã hội, tri thức và chính trị phát triển cho phép sự xuất hiện tinh thần doanh nghiệp; một cơ chế bảo đảm cho quyền sở hữu, giáo dục nền tảng và nâng cao, quyền tự do cơ bản của con người. Về những mặt này, người Anh khá hơn các nước khác ở châu Âu. Người Anh có lợi thế là ít bị ràng buộc tôn giáo nhờ kết quả của tiếp nhận dòng người từ lục địa châu Âu, chẳng hạn như tá điền từ Hà Lan, thương nhân người Do Thái, thợ thủ công từ Pháp. Người Anh theo đạo Thiên chúa không thể trở thành thành viên của nghị viện hay vào trường đại học nhưng về những mặt khác thì họ tự do phát triển. 

Dù nổi tiếng với hệ thống giai cấp, mọi người vẫn có cơ hội thăng tiến ở nước Anh hơn bất kỳ nơi nào khác ở châu Âu và dĩ nhiên là hơn các nước khác ngoài châu Âu nữa. Napoleon đã gọi nước Anh là nước của những người chủ hiệu, ông cũng có lý khi nói như vậy bởi vì đó là một nước thịnh vượng lên nhờ tiêu thụ. Hàng hoá làm ra để người trung bình có thể mua được, không chỉ dành cho người giàu; đó là một dấu hiệu của nền kinh tế hiện đại. Mặc dù vậy bạn cũng không thể dự báo rằng nước Anh sẽ trở thành cái nôi cách mạng của thế giới vào thế kỷ thứ mười chín. Như Landes nói, “Nước Anh có những yếu tố thành công; nhưng nước Anh cũng tự làm nên thành công". Từ việc có khả năng hay kiến thức đến việc vận dụng chúng là một khoảng cách rất lớn. Sự vượt trội của đất nước này là “không phải là do Thượng đế ban tặng hay ngẫu nhiên, mà là kết quả của lao động, sự khéo léo, óc tưởng tượng và dám nghĩ dám làm.” 

Đế quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha 

Trở lại thời gian trước đây, trong khi Trung Quốc tự cô lập với thế giới bên ngoài thì Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã giao thương mua bán dọc bờ biển châu Phi và Ấn Độ và những vùng lân cận vào thế kỷ 15. Trong cơn thèm khát tìm kiếm vàng bạc, người Tây Ban Nha cuối cùng đến vùng Incas. Đế chế Incas hoạt động rất hiệu quả, nhưng người trị vì là những kẻ chuyên quyền; còn văn hoá, theo Landes thì, ”tước đi của người dân sự sáng kiến, tự chủ và nhân cách.” Vua là “một người phân chia tối thượng”; tất cả đất đai là của vua. Đế chế quy tập những con người khác nhau và lập nên một tiếng nói chung, nhưng do bị hạn chế giao lưu với thế giới bên ngoài (cũng không có tài liệu ghi chép lại) nên đế chế này đánh giá sai ý định của người Tây Ban Nha và tự cho mình quá mạnh và không thể bị đánh bại (một sự kiêu ngạo thuồng thấy của các đế chế). 

Landes gọi người Tây Ban Nha là “những kẻ mắc bệnh ăn cướp” thích lấy của người khác hơn là tự làm và thường nhân danh Thượng Đế. Kết hợp của sự tham lam và tính chính đáng mở đường cho sự bóc lột và tàn bạo. Tuy nhiên, hõ đạt được mục đích của mình; tìm kiếm những thị trường mới và mang về cho họ rất nhiều của cải và Madrid trở thành thành phố giàu nhất châu Âu. 

Vậy tại sao Tây Ban Nha lại suy tàn? Đó là bởi vì tiền không được đầu tư mà chỉ tiêu vào cuộc sống xa xỉ và chiến tranh. Bởi vì đất nước này không tạo ra thêm của cải khác từ bất kỳ ngành công nghiệp nào, Landes nói, họ không nghĩ đến việc dùng tiền bạc sao cho có ích. Ông nói, “ Của cải không tốt bằng lao động, sự giàu có không tốt bằng việc tạo ra sự giàu có”. Tây Ban Nha thiếu sự đề cao lao động chăm chỉ mà người Hà Lan, Anh, Pháp và Genoese đã quá phát triển và quá tin vào vị thế cao về tôn giáo và xã hội của mình. Họ phải dựa vào những người bên ngoài để thực hiện việc buôn bán và làm việc cho họ, còn công việc chân tay thì bị coi thường. 

Theo quan điểm của Landes, nước Tây Ban Nha trở nên nghèo bởi vì nó có quá nhiều tiền trong khi các quốc gia khác phải tập thói quen làm việc nên tạo ra được của cải một cách bền vững hơn. Trong khi Tây Ban Nha còn mãi suy nghĩ để quyết định cách tiêu các thỏi vàng, ở các nơi khác ở châu Âu người ta đang học cách dệt vải, luyện sắt, dùng gỗ, xử lý dầu mỡ lấy từ cá voi và khai thác than, những sản phẩm ít giá trị hơn nhưng công việc cần để tạo nên chúng khiến chúng ta không thể phung phí những thành quả của lao động. 

Thành công của Bồ Đào Nha là một điều ngạc nhiên. Một quốc gia chỉ với một triệu người vào thế kỷ 15, với nhiều thuộc địa từ phía đông của vùng Ấn Độ đến Ấn Độ rồi Brazil, đặc biệt là chia một “một nữa thế giới” với Tây Ban Nha. Thế nhưng đất nước này đã “tự bắn vào chân mình” khi phỏng theo trào lưu chính thống đạo Cơ đốc của nước láng giềng lớn hơn. Những người Do Thái chạy trốn khỏi Tây Ban Nha sang Bồ Đào Nha để tránh bị truy đuổi thấy mình có đời sống tốt hơn lên, nhưng các cuộc tàn sát người Do Thái đã khiến nhiều người bị chết và số còn lại bị buộc theo đạo Cơ đốc. Đó là một sai lầm chết người bởi vì người Do Thái là những thương nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và cũng nằm trong số những nhà khoa học tốt nhất. Landes nói, họ bỏ đi từng đoàn và Bồ Đào Nha đã rơi xuống vực sâu của sự cố chấp, cuồng tín và máu đổ. Toà án dị giáo của Bồ Đào Nha làm theo người Tây Ban Nha, thiêu sống người theo dị giáo, và nó còn tệ hơn khi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được thống nhất lại dưới sự trị vì của Philip II. 

Bồ Đào Nha mất vị trí dẫn đầu về nghiên cứu khoa học và quay sang hướng nội, giáo dục và học hành bị kiểm soát chặt chẽ bởi nhà thờ. Nước này vẫn theo chế độ chuyên chế, nhưng đánh mất nền tảng của ngành khoa học quan trọng là thiên văn học và hàng hải, và năng suất trong ngành nông nghiệp cũng giảm sút. Các tư tưởng mới và công nghệ kết hợp với phong trào cải cách của đạo Tin Lành đương nhiên chỉ đi ngang qua đất nước này. Vào năm 1700, Landes nói, Bồ Đào Nha “đã trở thành một quốc gia lạc hậu và yếu kém”. 

Từ đó chúng ta rút ra một công thức đơn giản, được áp dụng nhiều lần trong lịch sử và chắc chắn cũng áp dụng với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha: tư duy bị trói buộc = thất bại kinh tế

Văn hoá có ý nghĩa quan trọng 

Cuốn sách của Landes được xuất bản cùng năm với sách bán chạy nhất của Jared Diamond, Súng, Vi trùng và Thép, ông này cho rằng điều kiện địa lý thuận lợi là yếu tố chính cho sự thành công của châu Âu. Nói chung nó mang tính thuyết phục, nhưng Diamond không thực sự giải thích tại sao lại có sự không đồng đều về thịnh vượng trong thế giới hiện đại. Landes cho rằng mặc dù địa lý đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia, nhưng “nếu xem địa lý như là số mệnh thì đó là sai lầm.”. Thực tế thì châu Âu may mắn nhưng “may mắn chỉ là sự bắt đầu” 

Landes nói, một vài sử gia đi tìm kiếm “một nền lịch sử đa văn hoá, toàn cầu và quân bình cho biết một điều gì đó (tốt hơn là điều tốt) về mọi người”. Theo giản đồ này, thành công của châu Âu/Mỹ được coi là một sự ngẫu nhiên. Nhưng nếu điều này đúng thì làm thế nào chúng ta giải thích nguyên nhân của công nghiệp hoá và thịnh vượng của các nước châu Á như Malaysia, Singapore và Hàn Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi phần lớn các quốc gia châu Phi và Nam Mỹ dừng lại hay thụt lùi? Chẳng lẽ sự tiến bộ của các nước này chỉ là ngẫu nhiên? 

Một lý lẽ như thế chắc chắn không nhận thấy nỗ lực của những con người và chỉ một vài người trong số đó là lãnh đạo hay quan chức chính phủ. Có một luận điểm khác cho rằng: có thể những đất nước khác không muốn công nghiệp hoá và đi theo thể chế phương Tây; họ chống lại một cách chính đáng bất kỳ hình thức đế quốc nào. Landes thừa nhận rằng điều này có lý do của nó, tuy nhiên sự thịnh vượng là thịnh vượng và nghèo khó là nghèo khó. Cho dù bạn đang ở đất nước nào, nhiều nơi trong số này đã có nhiều cơ hội cải thiện tình hình. Vậy cái gì là “yếu tố X” phân biệt các quốc gia năng động, thành công với các quốc gia kém phát triển? 

Bất kỳ nhà nghiên cứu văn hoá và kinh tế nào cũng không thể không biết đến bài viết nổi tiếng của Max Weber “Nguyên tắc xử thế của người Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản” Dù bị các sử gia chủ nghĩa xét lại chế giễu, Landes cho rằng có nhiều bằng chứng cho lý thuyết của ông ấy rằng lao động chăm chỉ và sự trung thực của người theo đạo Tin Lành châu Âu tạo điều kiện cho người dân tích luỹ của cải. Phong trào cải cách của đạo Tin Lành cũng đi đôi với tỷ lệ người biết đọc, biết viết cao hơn và thách thức các giáo điều nhằm phục vụ cho sự tiến bộ khoa học. Một văn hoá đọc sách, học tập, và thách thức hình thành, điều này khác xa so với đế quốc Trung Hoa và Tây Ban Nha. Ý thức về sự tiến bộ thế chổ cho sự tôn trọng mù quáng quyền thế. Thay vì phạm lỗi, sự ham học và cách tân thường là con đường dẫn tới sự giàu có. Những thái độ đó, dĩ nhiên là yếu tố mang đến sự thành công của nước Mỹ. 

Yếu tố X vì vậy là văn hoá của sự tiến bộ kết hợp sự ham học hỏi, cải tiến và ứng dụng. 

Kỳ lạ thay, việc tìm cách nhận dạng văn hoá kinh tế thành công là điều cấm kỵ ở một vài nơi bởi vì điều đó có liên quan đến chủng tộc và tính thượng đẳng. Thái độ này là một điều đáng tiếc bởi vì Sự thịnh vượng và nghèo khó của các quốc gia về cơ bản là một khối lượng tri thức về quy luật cơ bản của thành công, đối với bất kỳ ai đã áp dụng chúng. 

Sự thịnh vượng và nghèo khó của các quốc gia đạo Hồi

Văn minh đạo Hồi từng là người thầy của châu Âu, vượt lên châu Âu về việc học và văn hoá. Nhưng từ chiến thắng năm 1187, khi người tham gia thập tự chinh Cơ đốc giáo ra khỏi Trung Đông, Landes cho rằng “con đường của đạo Hồi gần như đi xuống dốc”. Trong khi châu Âu đang tách tôn giáo ra khỏi giáo sĩ thế tục, đề cao sự kiện, học tập, tiến bộ khoa học, đạo Hồi vẫn chú trọng đến chính trị thần quyền: một nhà nước tốt là nhà nước có tôn giáo, và những ai cống hiến cho khoa học không phải là những người đáng tin cậy. 

Di sản là gì? Chỉ có trường hợp ngoại lệ của các tiểu vương quốc Ả Rập giàu có nhờ dầu lửa, phần lớn các quốc gia theo đạo Hồi gặp khó khăn về kinh tế. Cũng như người Tây Ban Nha đi xâm chiếm Trung và Nam Mỹ, sự may mắn có được nguồn tài nguyên dầu lửa là một điều bất lợi hơn là lợi ích; việc phát triển các công trình công nghiệp có thể cạnh tranh với thế giới không được cho là cần thiết. 

Ngày nay các quốc gia đạo Hồi đối mặt với một trở ngại lớn khác cho sự phát triển và thịnh vượng: phụ nữ vẫn tách khỏi lực lượng lao động. Landes cho rằng “dấu hiệu tốt nhất cho sự phát triển và tiềm năng phát triển của một quốc gia là địa vị và vai trò của người phụ nữ. Đây là sự cản trở lớn nhất của các xã hội đạo Hồi ở khu vực Trung Đông ngày nay, một rào cản ngăn các nước này tiến lên hiện đại.” 

Lời bình cuối 

Trong hơn 500 trang, Sự thịnh vượng và nghèo khó của các quốc gia phức tạp và tinh tế hơn nhiều so với bình luận có thể chuyển tải ở đây, và ở đây chúng tôi có đủ chỗ cho và ví dụ về lý lẽ của Landes. Cuốn sách đáng để đọc hai lần: một lần để đọc lướt qua, một lần để khám phá các chi tiết hấp dẫn. 

Tựa đề hiển nhiên được phỏng theo cuốn Sự thịnh vượng của các quốc gia của Adam Smith (1776), nhưng Landes cho rằng cần phải nhìn vào sự giàu có cũng như sự nghèo nàn bởi vì thất bại là người thầy tốt. Ông có tìm ra sự tương đồng nào của các quốc gia không thành công không? Ông thừa nhận về mặt chính trị thì câu trả lời của ông không đúng mà đó gần như là sự thất bại đơn thuần về áp dụng. Chẳng hạn ở châu Mỹ La tinh, ông lưu ý rằng ngay cả hơn 200 năm sau độc lập chính trị, châu lục này vẫn bị kìm hãm bởi sự quản lý tồi và tham nhũng, vẫn nằm trong tình trạnh không ổn định vì vay mượn và thao túng, kiểm soát tiền tệ. Mỗi một thuộc địa cũ phải thừa nhận ra rằng độc lập không đảm bảo hạnh phúc và thịnh vượng; các nền công nghiệp phải dần được phát triển, con người phải được giáo dục tử tế và thành lập các tổ chức

Một số đặc điểm của các quốc gia giàu có là tin vào sự tiến bộ; mở cửa đón nhận ảnh hưởng bên ngoài; khát khao tạo ra sản phẩm hơn tiêu thụ; chú trọng vấn đề học tập; nhấn mạnh xây dựng cơ sở lập luận; và chính phủ do người dân và cho người dân. Ngược lại, đi theo trào lưu chính thống để tìm kiếm sự trong sạch là các căn bệnh sẽ nhanh chóng giết chết nền kinh tế. 

Các quốc gia lac quan, chăm chỉ lao động sẽ luôn có được lợi thế, nhưng chính các tính chất của cá nhân mới làm nên những quốc gia như vậy, và với đủ số người có cùng cách nghĩ sẽ có một văn hoá. Trong sự giàu có hay nghèo nàn, thành công hay thất bại của các quốc gia, văn hoá đóng vai trò quan trọng. Trong sự thành công hay thất bại của các cá nhân, “văn hoá” chính là tính cách - sự trung thực, kiên trì, sự chuyên cần, tầm nhìn rộng, sự tự học, sống bằng kết quả

Cuối cuốn sách, Landes thừa nhận rằng phương pháp tự trao quyền hành động cho mình nghe có vẻ sáo rỗng. Nhưng trong thâm tâm của mỗi người, mỗi quốc gia, mỗi công ty đều biết rằng điều đó đúng. Năng khiếu tự nhiên luôn là một lợi thế, nhưng không ai sinh ra đã thành công, cũng như các quốc gia không phải sinh ra đã thịnh vượng. 

Về David S.Landes 

Là một trong những sử gia xuất sắc người Mỹ thời hậu chiến, Landes sinh năm 1924 và theo học trường City College, New York, và đại học Harvard. Ông là giáo sư danh dự môn lịch sử và kinh tế học tại đại học Harvard, và đã làm giáo sư lịch sử và kinh tế học tại một số trường đại học hàng đầu ở Mỹ và châu Âu. 

Các sách khác của ông còn có. Những nhân viên ngân hàng và Pashas, Cách mạng thời gian: đồng hồ và điều tạo nên thế giới hiện đại, và Prô-mê-tê được tháo xiềng.

Marketing3k trích tóm tắt.
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

0 nhận xét:

Speak up your mind

Tell us what you're thinking... !

Tư vấn Quản trị - Tiếp thị - Thương hiệu

Nhà tài trợ

 
TOP