SV Trường ĐH Bách khoa TPHCM trong ngày nhận bằng tốt nghiệp. Ảnh: MAI HẢI |
[Marketing4u.vn] Kỳ tuyển sinh năm nay, do mặt bằng điểm thi thấp, các trường tốp dưới, các trường ngoài công lập rất khó tuyển sinh. Hầu hết các trường đại học (ĐH) ngoài công lập xét tuyển bằng điểm sàn của bộ. Một lần nữa, bài toán về quy mô và chất lượng đào tạo ĐH lại được đặt ra. Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội, chia sẻ với PV Báo SGGP:
Đối với ngành giáo dục, có 2 vấn đề mà xã hội đặc biệt quan tâm. Thứ nhất là chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Thứ hai, làm sao đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu học tập. Hiện nay chúng ta đang rất thiếu trường, từ bậc học mầm non trở đi. Bậc học nào cũng thiếu. Nhu cầu học tập cao, chỗ ngồi học ít nên mới dẫn đến quá tải. Đương nhiên, chúng ta phát triển quy mô nhưng phải trên cơ sở đảm bảo chất lượng GD-ĐT. Nếu đào tạo một nguồn nhân lực yếu kém cũng chẳng để làm gì, gây lãng phí cho xã hội.
Phóng viên: Kỳ thi ĐH vừa qua, 29,5 điểm cũng là thủ khoa, 12,5 điểm cũng là thủ khoa. Điều đó có là trở ngại trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực?
Ông ĐÀO TRỌNG THI: Điều đó chứng tỏ đã có sự phân hóa về uy tín, chất lượng của các cơ sở đào tạo. Đó là dấu hiệu tốt, cho thấy không phải cứ cho anh cái quyết định thành lập ĐH là anh có thể tuyển sinh và đào tạo tốt. Giờ đây, người học đã bắt đầu có thói quen lựa chọn cơ sở uy tín để học, bắt buộc các cơ sở giáo dục chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng phải cải thiện các điều kiện giáo dục, trên cơ sở đó thu hút người học.
Làm thế nào để giải bài toán luẩn quẩn giữa quy mô và chất lượng đào tạo? Ngành giáo dục đứng trước sức ép phải tạo đủ chỗ học ĐH cho người học. Mục tiêu ngành giáo dục là đến năm 2020 toàn bộ 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT sẽ được vào ĐH. Nhưng từ thực tế tuyển sinh hiện nay của nhiều trường có điểm trúng tuyển chỉ bằng điểm sàn, có quá mâu thuẫn?
Trước đây, vì lý do phát triển quy mô để đáp ứng nhu cầu học tập chính đáng của người dân, chúng ta đã từng quên mất việc phải bảo đảm chất lượng dạy và học. Để bảo đảm quy mô, người ta thậm chí hạ tiêu chí chất lượng xuống. Bây giờ, cần phải bảo đảm mục tiêu: Chỉ phát triển quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng.
Nhưng dư luận cho rằng đó cũng chỉ là lý thuyết, thực tế lại khác? Xã hội đã thấy mức điểm sàn vào ĐH-CĐ không thể thấp hơn nhưng nhiều trường vẫn muốn hạ xuống. Như thế có nghĩa mục tiêu chúng ta đặt ra thì hay nhưng thực hiện vẫn còn khoảng cách xa?
Tất nhiên, với một bài toán phức tạp, chúng ta không nên hy vọng giải quyết một lần, giải quyết nhanh trong thời gian ngắn. Nhưng nếu chúng ta đã nhận thức đúng, đã có định hướng đúng, dần dần sẽ phải đưa các vấn đề đó vào trong trật tự nhất định. Không thể để xảy ra tình trạng các trường cứ giữ quan điểm phát triển quy mô cũng là một định hướng đúng, cũng là chỉ để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Sau nghị quyết của Quốc hội về thành lập các trường ĐH với tinh thần chỉ phát triển quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng, tôi cho là không thể chăm chăm phát triển quy mô. Không thể một lúc giải ngay bài toán phức tạp đã tồn tại trong một thời gian dài như thế. Không thể chỉ bằng một nghị quyết của Quốc hội, một vài quy định của Bộ GD-ĐT mà giải quyết ngay được đâu. Ít nhất phải mất 5 năm mới giải được bài toán quy mô và chất lượng đào tạo ĐH.
Đâu là biện pháp đột phá để giải nhanh bài toán đó?
Phải giải quyết được 2 bước. Thứ nhất, phải giải được bài toán huy động thêm nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Hiện nay, nguồn lực cho giáo dục rất thiếu, ngân sách nhà nước cũng cố gắng dành một tỷ lệ nguồn lực thích đáng, nhân dân cũng rất chịu khó tiêu tiền của họ cho con em đi học nhưng thực tế, con số đầu tư tuyệt đối cho GD-ĐT vẫn còn rất xa so với yêu cầu, trong khi tất cả chúng ta đều muốn giáo dục phải có chất lượng.
Huy động nguồn lực cho giáo dục ở đâu? Trước mắt, tỷ trọng ngân sách nhà nước dành cho giáo dục là không thể tăng thêm. Vì vậy, phải trông chờ rất nhiều vào xã hội hóa. Muốn thế phải có cơ chế, chính sách phù hợp để có thể phát huy thật tốt mọi nguồn lực cho GD-ĐT. Chỉ có thế, chúng ta mới giải được bài toán quy mô và chất lượng hiện nay. Thứ hai, phải quản lý tốt các nguồn lực đã có hiện nay. Các nguồn lực phải được sử dụng thật hiệu quả, đặc biệt là nguồn lực của nhà nước.
PHAN THẢO - Theo SGGP
Các bài khác:
- [Bee] Kiều bào hiến kế cho giáo dục (vào trang www.viet-studies.info/culture.htm có 1 đề án trường đại học chất lượng cao, nhóm tác giả rất tâm huyết với nền giáo dục nước nhà - Đại học chất lượng cao tại Việt Nam: Một đề án) [DVT] Đổi mới cơ chế tài chính cho việc dạy và học ở bậc đại học
- [SGGP] Mặt trái sách vỉa hè [TN] Vô tư xài sách sao chép - Kỳ 1: Những chiêu “luộc” sách tinh vi
- [TN] Số phận chìm nổi của các bức họa VN nổi tiếng - Kỳ 1: Bức tranh của người họa sĩ "Tây học" đầu tiên
- [SGGP] Cần xây dựng một trung tâm dịch thuật
- [ĐV] Nhiều Hoa hậu Việt thiếu trách nhiệm!; Bóng tối phía sau sự hào nhoáng của giới “chân dài”; Ngắm vẻ đáng yêu của thí sinh Miss Teen 2011 (Họ vô trách nhiệm gì nhỉ! Có gây thiệt hại, gây hậu quả nghiêm trọng không? Họ phải cực khổ lắm..., đừng kết tội nữa) họ có chính kiến, cá tính chẳng hạn như: [LĐ] Phan Như Thảo: “Tôi không phải là người đẹp “chân dài, óc ngắn…”
- [GaFin] Steve Jobs có mặt trong danh sách 9 hacker nổi tiếng nhất
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !