[Marketing3k.vn] Các diễn đàn ở Việt Nam đang nóng lên nhân “sự kiện” TS Lê Thẩm Dương sử dụng nhiều câu chuyện có yếu tố “sex”, thậm chí ngôn ngữ khá dung tục để minh hoạ cho bài giảng thêm hấp dẫn. Vấn đề nghe có vẻ tầm phào nhưng ẩn sau đó lại là một đề tài nghiêm túc: (1) Yếu tố “gợi tình” có phải là công cụ quan trọng/chủ yếu để bài giảng hấp dẫn người nghe? (2) Học trò đông có phải là điều bảo đảm cho thành công của giảng viên?
Về khía cạnh đầu tiên, quả là không ít diễn giả, cả tây lẫn ta thường sử dụng yếu tố “gợi tình” để làm gia vị cho bài giảng, gây sự chú ý của cử toạ. Gần đây, vào tháng 2/2012, BBC truyền hình cuộc tranh luận xung quanh luận đề “Hy Lạp phải tuyên bố vỡ nợ và rời khu vực đồng Euro” (Greece should default on its debt and leave the Euro). Tham gia tranh luận có hai phe: phe ủng hộ để Hy Lạp vỡ nợ gồm hai chuyên gia kinh tế kỳ cựu: Nouriel Roubini, giáo sư Đại học New York,và Costas Lapavitsas, giáo sư Đại học London; phe phản đối có Thượng nghị sĩ Anh Denis Mac Shane và bà Miranda Xafa, chuyên gia IMF. Phóng viên BBC Zeinab Badawi điều khiển diễn đàn.
Thượng nghị sĩ Anh Mac Shane đã ra đòn phủ đầu nhằm vào các nhà kinh tế bằng nhận xét hài hước có ý mỉa mai “các nhà kinh tế có thể nghĩ ra 365 tư thế làm tình nhưng thực tế họ chưa từng gặp một người phụ nữ”. Lời bình luận sexy này đã làm nóng hội trường với sức chứa 1.200 người tại Hy Lạp. Tuy nhiên, lời bình hơi “khiếm nhã” của ông Mac Shane không phải được đưa ra một cách vô thưởng vô phạt mà nó là sự hưởng ứng làn sóng chỉ trích các nhà kinh tế, đặc biệt khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát. Năm 2008 tập thể nhiều nhà khoa học đứng đầu là giáo sư David Colander đã ra báo cáo “The Financial Crisis and the Systematic Failure of Academic Economics” (Khủng hoảng tài chính và thất bại hệ thống của kinh tế học hàn lâm)[1]. Trong đó thừa nhận việc thiếu hiểu biết về hệ thống kinh tế là do “quá đề cao mô hình toán” và “đặt các nỗ lực nghiên cứu vào nhầm chỗ”, trong đó đã bỏ qua yếu tố quan trọng là sự biến đổi về bối cảnh xã hội (cơ cấu xã hội, thói quen, hành vi xã hội..). Victor Beker, giáo sư đại học Buenos Aires, trong bài viết về khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng của ngành kinh tế học đã đề cập đến sự bất lực của các nhà kinh tế, vốn luôn tự hào về khả năng thấu hiểu kinh tế và năng lực đưa ra các dự báo kinh tế. Beker trích dẫn thư của Viện Hàn lâm Anh gửi tới Nữ hoàng Anh, trong đó công nhận sự thất bại của các nhà kinh tế trước những diễn biến bất thường của tình hình kinh tế “Nói tóm lại, thưa Nữ hoàng, việc không thể nhìn trước thời điểm, mức độ và tính nghiêm trọng của khủng hoảng để có thể ngăn ngừa nó, về nguyên tắc chính là sự thất bại của tập thể những con người xuất sắc, ở nước Anh cũng như trên toàn thế giới, đã không thấu hiểu được những nguy cơ đối với toàn thể hệ thống”[2].
Thượng nghị sĩ Anh Mac Shane đã ra đòn phủ đầu nhằm vào các nhà kinh tế bằng nhận xét hài hước có ý mỉa mai “các nhà kinh tế có thể nghĩ ra 365 tư thế làm tình nhưng thực tế họ chưa từng gặp một người phụ nữ”. Lời bình luận sexy này đã làm nóng hội trường với sức chứa 1.200 người tại Hy Lạp. Tuy nhiên, lời bình hơi “khiếm nhã” của ông Mac Shane không phải được đưa ra một cách vô thưởng vô phạt mà nó là sự hưởng ứng làn sóng chỉ trích các nhà kinh tế, đặc biệt khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát. Năm 2008 tập thể nhiều nhà khoa học đứng đầu là giáo sư David Colander đã ra báo cáo “The Financial Crisis and the Systematic Failure of Academic Economics” (Khủng hoảng tài chính và thất bại hệ thống của kinh tế học hàn lâm)[1]. Trong đó thừa nhận việc thiếu hiểu biết về hệ thống kinh tế là do “quá đề cao mô hình toán” và “đặt các nỗ lực nghiên cứu vào nhầm chỗ”, trong đó đã bỏ qua yếu tố quan trọng là sự biến đổi về bối cảnh xã hội (cơ cấu xã hội, thói quen, hành vi xã hội..). Victor Beker, giáo sư đại học Buenos Aires, trong bài viết về khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng của ngành kinh tế học đã đề cập đến sự bất lực của các nhà kinh tế, vốn luôn tự hào về khả năng thấu hiểu kinh tế và năng lực đưa ra các dự báo kinh tế. Beker trích dẫn thư của Viện Hàn lâm Anh gửi tới Nữ hoàng Anh, trong đó công nhận sự thất bại của các nhà kinh tế trước những diễn biến bất thường của tình hình kinh tế “Nói tóm lại, thưa Nữ hoàng, việc không thể nhìn trước thời điểm, mức độ và tính nghiêm trọng của khủng hoảng để có thể ngăn ngừa nó, về nguyên tắc chính là sự thất bại của tập thể những con người xuất sắc, ở nước Anh cũng như trên toàn thế giới, đã không thấu hiểu được những nguy cơ đối với toàn thể hệ thống”[2].
Rõ ràng lời bình ngắn gọn và sexy của Thượng nghị sĩ Mac Shane ẩn chứa sau nó cả một câu chuyện dài về kinh tế học, về những hướng tiếp cận mới trong ngành học này, đồng thời nó cũng là câu trả lời cho vấn đề Hy Lạp “Những gì gắn kết Hy Lạp với EU và khu vực đồng Euro không chỉ là vấn đề tiền tệ như các nhà kinh tế quy kết”.
Vấn thứ hai liên quan đến việc liệu số lượng người nghe có phải là thước đo cho năng lực của giảng viên/diễn giả? Trước đây giới đại học Việt Nam dường như không quan tâm lắm đến vấn đề này vì theo mô hình cũ, sinh viên không có quyền lựa chọn môn học/giáo viên mà bắt buộc phải học theo thời khoá biểu quy định. Kể từ khi chế độ học theo tín chỉ được ban hành thì chuyện giáo viên làm sao hấp dẫn sinh viên bắt đầu được đặt ra. Đây cũng là chuyện của cả giới đại học bên Tây. Lịch sử cho thấy không phải bao giờ giờ giảng vắng sinh viên cũng thể hiện sự yếu kém của giáo sư. Schopenhauer là một ví dụ. Triết gia Đức vĩ đại nổi tiếng với tác phẩm “Thế giới như là ý chí và biểu tượng”, được coi là sự đột phá trong triết học về nhận thức thế giới, đã từng thất vọng tràn trề khi giờ giảng của ông không có một mống sinh viên. Phải sau khi ông qua đời thì học thuyết của ông mới được tán dương và lưu truyền rộng rãi. Tất nhiên, không giáo sư nào mong muốn điều này xảy ra với mình và họ cố tìm cách để bài giảng dễ hiểu, hấp dẫn, trong đó yếu tố hài hước và những ám chỉ về giới tính được coi là công cụ đắc lực.
Về vấn đề này, ở Việt Nam, có vẻ ngành giáo dục đi sau ngành biểu diễn, nơi mà cho đến nay câu chuyện về sự cạnh tranh giữa nghệ thuật và thị trường, giữa giá trị đích thực và thị hiếu tầm thường vẫn chưa ngã ngũ. Các diễn viên và đạo diễn vẫn kêu ca hài kịch thu hút khán giả hơn chính kích, tạp kỹ bán vé tốt hơn nhiều so với opera và nhạc giao hưởng, hở hang lôi kéo khán giả/độc giả mạnh hơn kín đáo nghiêm túc. Quay trở lại với vụ TS. Lê Thẩm Dương, trong khi một số nhà giáo dục lên tiếng phản đối cách dạy của thày thì nhiều sinh viên lại tỏ ý hào hứng với ngôn ngữ mà họ cho là hấp dẫn, không nhàm chán, không gây buồn ngủ và lên án thực trạng dạy trong nhà trường hiện nay là giáo điều, khô khan, nặng về lý thuyết, khiến họ luôn rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mơ trong giờ học. Giờ giảng của TS. Lê Thẩm Dương được coi là thành công về mặt thị trường vì thu hút được nhiều người học. Nhà tổ chức thu được tiền từ học viên và tìm cách hậu thuẫn cho những giờ giảng “được đặt hàng” nhằm thoả mãn sự hài lòng cho lỗ tai người nghe.
Giáo dục ở Việt Nam giờ đây đang ngày càng gắn kết với thị trường vì giáo dục luôn cần tiền và ngày càng phụ thuộc vào túi tiền của người dân. Vậy thì người dân là thượng đế. Và trên thị trường đang có sự cạnh tranh của nhiều nhóm thượng đế, trong đó có nhóm đòi hỏi chất lượng chuyên môn thật sự từ người thày (người tung clip của thày Dương lên mạng có thể thuộc nhóm này) và nhóm cần một món ăn học thuật hấp dẫn, dễ nuốt, dễ tiêu. Có lẽ bản thân những giáo viên kỳ cựu như thày Dương phải phân vân lựa chọn cách nào phù hợp và thày đã lựa chọn cách để thoả mãn nhóm thứ hai, hiện là nhóm đông hơn. Sự chỉ trích của các nhà giáo dục không chỉ nhằm vào thày Dương mà còn nhằm vào nhóm thứ hai này, cũng như các nhà phê bình nghệ thuật lên án nhóm khán giả thích xem phim hở hang tươi mát hơn là các phim nghiêm túc nghệ thuật.
Vấn đề đặt ra là liệu có nên để chất lượng giảng dạy phụ thuộc vào thị hiếu của thượng đế? Bởi vì có thượng đế thì ngành giáo dục mới có điều kiện để hoạt động. Và chỉ khi nào nhóm thượng đế một (nhóm nghiêm túc, hướng tới các giá trị đích thực) thắng thế nhóm thượng đế hai (nhóm thích những thứ dễ dãi, vui vui, sexy càng tốt) thì khi đó cục diện tình hình văn hoá giáo dục mới thay đổi chăng? Nhưng liệu có thể định hướng cho nhóm thứ hai này thay đổi nhanh lên? Có lẽ chẳng phải ai khác, chính những người đứng trên bục giảng như thày Dương phải sử dụng thẩm quyền khoa học của mình, chung tay giúp sức cải thiện tình hình, dẫn dắt các nhóm thượng đế cùng đến với những giá trị văn hoá-khoa học thực sự được thể hiện dưới hình thức hấp dẫn, có ý nghĩa.
Tác giả: Trần Thị Phương Hoa
-----------------------------
[1] David Colander et al., The Financial Crisis and the Systemic Failure of Academic Economics
[2] Thư của Viện Hàn Lâm Anh gửi Nữ hoàng Anh, 7/2009, dẫn theo Victor Beker, xem http://www.economics-ejournal.org/economics/discussionpapers/2010-18
-----------------------------
Các bài khác:
- [BEE] Nói tác phẩm Chí Phèo bị “thiến” là thiếu trách nhiệm
- [VNN] Hàng ngàn thạc sĩ phải thi lại ngoại ngữ
- [TP] Giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên
- [NCT] Thành phố Hồ Chí Minh: Kiến nghị khẩn cấp của Công đoàn Trường Đại học Hùng Vương [TVN] Vụ lùm xùm ĐH Hùng Vương: Dằng dai, ai có lợi?
- [NĐT] "Tác nghiệp kiểu hạ sách, nhà báo đang ăn dần tương lai"
- [TP] Lolita tiếng Việt có gây cuồng phong?
- [TTVH] Nhà văn trẻ Phong Điệp: Bay trên mái nhà thành phố!
- [eVan] Người phụ nữ mắc bệnh AIDS ra mắt hồi ký
- [TVN] Quê tôi mùa đổ ải
- [VHNA] Giáo sư Đào Duy Anh, nhà sử học và văn hóa lớn
- [VnEx] Nhạc sĩ 'Câu chuyện đầu năm' qua đời
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !