Th.s Lê Xuân Trung, Hiệu trưởng trường THPT Vân Tảo |
[Marketing3k.vn] Sau khi ANTĐ số 334 có bài: “Giáo dục Việt Nam: Lỗi hệ thống”, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả xung quanh vấn đề này.
Trong đó, có không ít thầy cô giáo đã chua chát thừa nhận: “Người ta bỏ tiền để xin điểm, đổi lại người ta coi thường nhân cách thầy cô sao mà trúng, mà đúng thế”. Những vấn đề bài báo nêu tuy phũ phàng, nhưng đã phản ánh thực tế nhiều mặt trái của ngành giáo dục hiện nay. Và chúng tôi đã bất ngờ nhận được đề nghị của Th.s Lê Xuân Trung, Hiệu trưởng trường THPT Vân Tảo (Thường Tín - Hà Nội) đề nghị được trao đổi, bàn luận, làm sáng tỏ thêm những vấn đề được coi là “góc khuất” của ngành giáo dục.
Theo thầy Trung, những vấn đề được coi là vấn nạn giáo dục hiện nay mà dư luận cũng như các phương tiện truyền thông hay nói tới thường chỉ nhìn ở khía cạnh tiêu cực với con mắt đôi khi có phần cay nghiệt và khắt khe. Chúng ta chê giáo dục đang bị đồng tiền làm vấy bẩn thiên chức thiêng liêng của nghề giáo, nào là mua – bán điểm, nào là lạm thu, lạm chi, bạo lực học đường, rồi cải cách, cải tiến thành cải lùi, chương trình quá tải, chất lượng giáo dục ngày càng xuống cấp…
Tất cả đều được quy chụp là do lỗi của ngành giáo dục. Nhưng cần phải nhìn nhận thực tế là bối cảnh xã hội bây giờ và trước đây khác nhau nhiều, thầy cô, học trò xưa và nay cũng khác… và nếu coi Nghị quyết 05/2005 của Quốc hội là định hướng phát triển giáo dục trong thời kỳ mới: xã hội hóa giáo dục nhằm tạo ra một thị trường giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội thì trong một chừng mực nào đó giáo dục đã trở thành một loại hàng hóa, mà đã gọi là hàng hóa thì có mua, có bán và sản phẩm của giáo dục là con người có kiến thức. Vậy thì có nên khắt khe quá không khi nói giáo dục đang bị đồng tiền hóa?
Tất cả đều được quy chụp là do lỗi của ngành giáo dục. Nhưng cần phải nhìn nhận thực tế là bối cảnh xã hội bây giờ và trước đây khác nhau nhiều, thầy cô, học trò xưa và nay cũng khác… và nếu coi Nghị quyết 05/2005 của Quốc hội là định hướng phát triển giáo dục trong thời kỳ mới: xã hội hóa giáo dục nhằm tạo ra một thị trường giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội thì trong một chừng mực nào đó giáo dục đã trở thành một loại hàng hóa, mà đã gọi là hàng hóa thì có mua, có bán và sản phẩm của giáo dục là con người có kiến thức. Vậy thì có nên khắt khe quá không khi nói giáo dục đang bị đồng tiền hóa?
Phóng viên: Thưa thầy, theo thầy thì cùng với sự thay đổi bối cảnh xã hội, thầy cô, học trò xưa và nay cũng có thay đổi nhiều, vậy học trò bây giờ và so với 20 năm trước có gì giống và khác?
Th.s Lê Xuân Trung: Học trò lúc nào cũng vẫn là học trò. Chúng vừa thích học lại vừa thích chơi. Thế mới có câu “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Tuy nhiên, học trò trước kia “thuần” hơn chứ không “khó dạy” như bây giờ cả ở sự học lẫn sự nghịch.
Trước đây, thiếu thốn trăm bề, kiến thức thầy cô gần như là duy nhất, hiếm hoi lắm học trò mới có tài liệu khác để tham khảo, đối chiếu và nâng cao kiến thức. Cám dỗ xã hội, dịch vụ giải trí gần như không có nên cái sự học ngày đó cũng được tập trung hơn. Còn bây giờ thì học trò sẵn sàng phản biện với thầy cô trước những vấn đề cũ nhưng giờ có nhiều cách giải mới. Thậm chí, nhiều vấn đề thầy cô, sách vở đưa ra, học trò giờ nếu thấy không thỏa mãn là vào trang tìm kiếm Google, nơi được coi là ngân hàng kết quả chính xác nhất. Việc học cũng không còn được tập trung như trước khi hàng ngày xung quanh chúng là đầy rẫy những cám dỗ, những loại hình giải trí đang diễn ra bên ngoài xã hội khiến chúng lơ là.
Ngày xưa, học trò sợ thầy cô, sợ nhà trường, nhưng bây giờ đôi khi thầy cô, nhà trường cũng “sợ” cả học trò. Thầy cô cũng là con người nên không tránh được những lúc sơ xuất và nếu không may bị học trò “tranh thủ” quay lén, ghi âm, chụp hình rồi tung lên mạng hậu quả lúc đó sẽ khó lường…
Chính vì những điều đó mà thầy cô bây giờ nhiều người không dám gần học trò, luôn cảnh giác, giữ khoảng cách không như ngày xưa quan hệ thầy trò gần gũi và ấm ấp.
Phóng viên: Thế còn thầy cô bây giờ so với 20 năm trước thì sao?
Th.s Lê Xuân Trung: Với các thầy cô xưa tài liệu tham khảo, phương tiện giảng dạy thiếu thốn đâu được như bây giờ, nhưng ngược lại áp lực nghề dạy lại “nhàn” hơn. Bệnh thành tích có nhưng không “nặng” như ngày nay, không phải đảm bảo phổ cập tiểu học, rồi trung học; phương pháp dạy, chương trình dạy, lượng kiến thức ổn định, ít thay đổi… Bây giờ kiến thức, chương trình dạy… có khi mỗi năm mỗi khác, đòi hỏi thầy cô phải chịu khó tư duy, trau dồi kiến thức. Một số ý kiến cho rằng, thầy cô ngày nay nhiều khoản thu nhập có được hơn trước kia từ sự quan tâm của phụ huynh, học sinh, rồi mua bán điểm, dạy thêm, học thêm… Nhưng tôi nghĩ đây chỉ là thiểu số. Nước ta 80% là nông thôn, mà người nông dân thì lấy đâu ra tiền mà biếu thầy cô, nhiều nơi còn phải kêu gọi con em họ đi học thì lấy đâu ra mua bán điểm, lấy đâu ra dạy thêm, học thêm. Chúng ta mới chỉ nhìn thấy tiêu cực của giáo dục ở một số vùng có điều kiện phát triển kinh tế mà quy chụp cho toàn ngành giáo dục liệu thì liệu đã chuẩn xác chưa?
Nếu đi tìm cái sự giống nhau giữa thầy cô xưa và nay, câu trả lời là đồng lương chi cho thầy cô luôn nằm ở đáy so với mặt bằng thu nhập chung của toàn xã hội. Lương giáo viên trẻ mới ra trường bây giờ nói ra thì chua chát, không bằng cả lương người giúp việc. Tôi xin nêu ví dụ cụ thể về mức lương của giáo viên tốt nghiệp đại học mới ra trường có tổng thu nhập kể cả phụ cấp đứng lớp (30%) là 2.146.131 đống/tháng, đấy là đối với giáo viên đã được vào biên chế, còn đối với giáo viên hợp đồng thì bèo bọt được vài trăm nghìn. Trong khi lương người giúp việc tại các thành thị trung bình từ 2 – 2.5 triệu/tháng, thậm chí lên tới 3 triệu/tháng, không kể tiền thưởng, rồi ăn mặc, ở, đi lại, ốm đau, ... được bao cấp toàn bộ. Với mức thu nhập như vậy mà đòi hỏi người giáo viên yên tâm, chuyên tâm cống hiến với nghề thật khó lắm thay!
Còn rất nhiều giáo viên hy sinh quyền lợi của riêng mình vì sự nghiệp giáo dục |
Phóng viên: Và vì lương giáo viên thấp nên để tăng thêm thu nhập, nhà trường phải nghĩ ra nhiều khoản thu, rồi tăng thu, rồi mở ra các lớp phụ đạo hết ca 2 lại đến ca 3. Bản thân thầy cô cũng tích cực mở lớp dạy thêm, học thêm ngay tại nhà mình?
Th.s Lê Xuân Trung: Ở đây có 2 vấn đề, thứ nhất là vấn đề mà dư luận vào đầu năm học hay nhắc tới là vấn đề lạm thu tại các trường. Tôi xin nói luôn, gía cả tăng, điện tăng, lương lao công, bảo vệ, nhiều khoản chi phí cho các hoạt động của nhà trường… mọi thứ đều tăng, đặc biệt yêu cầu của xã hội, của phụ huynh, học sinh đòi hỏi ngành giáo dục nói chung, nhà trường, thầy cô giáo nói riêng phải cho ra đời “sản phẩm giáo dục” là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập quốc tế khu vực và toàn cầu. Nếu chúng tôi không kêu gọi xã hội hóa giáo dục thì lấy đâu ra kinh phí để chi trả, để thực hiện nhiều hoạt động giáo dục toàn diện, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học. Trong khi ngân sách được duyệt cho giáo dục và mức thu học phí của học sinh có bao giờ tính tới sự trượt giá như ngành giao thông, xây dựng…
Bản thân chúng ta cũng đang tự mâu thuẫn khi đòi hỏi, chất lượng giáo dục ngày càng phải nâng cao, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, nhưng lại chỉ mong muốn số tiền đầu tư (bỏ ra) thấp. Với chi phí đào tạo giáo dục hiện nay, ngân sách Nhà nước mới chỉ đáp ứng điều kiện cần là mọi người đều được đi học chứ chưa đủ để gánh vác tất cả các chi phí cho việc phát triển toàn diện của học sinh.
Về vấn đề dạy thêm và học thêm hiện nay, có hay không việc mở các lớp dạy thêm chủ yếu với mục đích kiếm tiền? Xin nói thật, điều đấy là có. Lương giáo viên thấp, họ phải xoay xở, mà với nghề giáo, các thầy cô cũng chỉ có kiến thức trong tay để xoay xở. Nếu coi giáo dục là một thứ hàng hóa thì họ cũng chỉ biết “bán” kiến thức của mình để tăng thêm thu nhập chứ còn biết làm nghề gì khác. Xã hội lên án dạy thêm, học thêm tràn lan gây lãng phí tiền bạc, áp lực học hành cho học sinh và gia đình cũng có cái lý của họ, học sinh tiểu học, thậm chí “tiền tiểu học” trước khi vào lớp 1 mà cũng phải vác cặp đi học thêm thì đúng là phản cảm. Nhưng ngược lại, có học vẫn hơn. Không thể quy chụp hết cho rằng học thêm là xấu hết. Nếu học thêm với ý nghĩa trong sáng, thiết thực bổ ích, là nhu cầu chính đáng thì lại là cần thiết cho việc học. Thầy cô dạy tốt, môn học hay, được học trò yêu thích, thì phần lớn các em đều muốn được học thêm thầy cô ấy, môn học ấy…
Phóng viên: Thực sự, theo thầy có cần học thêm?
Th.s Lê Xuân Trung: Bình thường thì không cần. Nếu đơn thuần đi học chỉ để lấy thành tích, lấy cái bằng mà không quan tâm tới cái nền kiến thức thì với mặt bằng kiến thức các kỳ thi bây giờ, chỉ cần chịu khó, nghiêm túc học tập trên lớp, ôn luyện bài ở nhà đầy đủ theo hướng dẫn của các thầy cô giáo là các em có thể tiếp thu kiến thức đầy đủ, dễ dàng.
Phóng viên: Vậy thì câu hỏi đặt ra ở đây: đáp án là tiêu chuẩn kiến thức hay dùng để tính điểm?
Th.s Lê Xuân Trung: Đáp án vừa là tiêu chuẩn kiến thức, vừa là để tính điểm. Bởi cơ sở pháp lý để tính điểm là đáp án- điều này là nguyên tắc bất di bất dịch và đáp án cũng là một trong những cơ sở để đánh giá trình độ kiến thức của học sinh đúng hay sai, biết và hiểu đến đâu trước những yêu cầu kiến thức đặt ra thông qua từng câu hỏi, tửng bài tập ở mỗi môn học cụ thể. Có nhiều vấn đề yêu cầu kiến thức đặt ra không phải bao giờ đáp án “chuẩn” theo sách vở của ngành giáo dục là kết quả duy nhất, vì nhiều câu hỏi, bài tập có nhiều cách giải khác nhau nhưng về cơ bản đáp án vẫn là kết quả quan trọng nhất để đánh giá trình độ kiến thức của học sinh.
Phóng viên: Theo thầy, trong chương trình giáo dục hiên nay, học sinh đang thiếu cái gì?
Th.s Lê Xuân Trung Theo tôi, cái thiếu lớn nhất của học sinh hiện nay là niềm tin, kỹ năng sống và phương pháp học tập. Quan trọng hơn cả là chương trình giáo dục chưa cho học sinh phương pháp học tập, chưa quan tâm tới phương pháp tư duy. Trước đây đã có ý kiến nên đưa môn học logic hình thức vào chương trình phổ thông, nhưng không ai nghe cả. Tôi thấy rất tiếc!
Xin cảm ơn thầy!
Theo Hồng Vinh - Anninhthudo
Các bài khác:
- [DT] Cần bắt buộc các cơ sở giáo dục ĐH kiểm định chất lượng
- [NLĐ] Chi tiền tỉ vẫn ế sinh viên
- [DT] Tình cô giáo trẻ trong lớp học tranh tre, bàn ghế xiêu vẹo
- [TT] Đại học lạm thu
- [VnEx] Hạ hạnh kiểm sinh viên, giáo viên hút thuốc trong trường (gây to rồi)
- [TTVH] Có một “Thần đồng tiểu thuyết”?
- [VnEx] Lý Nhã Kỳ vẫn là Đại sứ Du lịch bất chấp tranh cãi
- [Bee] Hết voi, có còn là Đắk Lắk không?
- [TTVH] Nobel Văn học 2011: “Dự đoán” của giới đặt cược
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !