Marketing online:

Tiêu điểm

Bài mới nhất

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trải nghiệm Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trải nghiệm Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Bill Gates: Bất hữu và tiểu sử

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 19 thg 4, 2013 | 4/19/2013

[Thư viện marketing] Trước khi về hưu Bill Gates - ông chủ của tập đoàn máy tính lớn nhất thế giới Microsoft - đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp.

Chúng tôi xin giới thiệu và mời các bạn tham khảo những lời khuyên bổ ích của người đàn ông giàu nhất thế giới này, có thể một ngày nào đó bạn cũng sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?

10 câu nói bất hữu

1. Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất công trong xã hội hay không thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó.
(Sở dĩ như vậy là một mình bạn sẽ không thể nào làm thay đổi được sự bất công trong xã hội)

2. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên.
(Lòng tự trọng quá cao sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của bạn)

3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung học nữa.
(Lúc này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến năng lực hơn là bằng cấp của bạn)

4. Khi bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong công việc thì đừng có oán trách số phận. Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau không bao giờ mắc phải nữa.
(Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và bắt tay làm lại từ đầu)

5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi có bạn, bố mẹ bạn không phải là những người “chán ngắt, vô vị” như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà bố mẹ đã phải trả cho sự trưởng thành của bạn.
(Bạn phải có nghĩa vụ đền đáp công ơn với những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự sống và trưởng thành của bạn)

6. Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù đi đâu hay làm công việc gì bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.
(Luôn tự nhủ rằng bạn sẽ luôn là người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của bản thân)

7. Khi đi học, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ lúc nào kể cả ngày nghỉ.
(Nếu là một nhân viên luôn mong chờ ngày nghỉ lễ thì bạn sẽ bị lạc hậu hơn so với những nhân viên khác. Sự lạc hậu này còn luôn đồng hành với sự đào thải và thất nghiệp).

8. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp. Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.
(Nên nhận thức được rằng: Công ty sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với trường học. Vì ở trường học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn. Còn ở công ty bạn có làm được việc hay không thì lại ảnh hưởng đến rất nhiều người)

9. Mọi người đều thích xem phim truyền hình, nhưng bạn không nên xem nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn. Vì công việc ở công ty mới phản ánh cuộc sống thực của bạn.
(Bạn không nên xem nhiều vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những bộ phim truyền hình đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định)

10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê phán sếp là người không có năng lực, điều này là không đúng.
(Nếu bạn có thắc mắc gì trong công việc thì nên nói ý kiến của mình trước mặt mọi người. Còn nếu như bạn luôn giữ thái độ và hành động phản kháng sau lưng người khác thì chỉ có bất lợi cho bạn mà thôi).

Tiểu Sử

William (Bill) H. Gates là Chủ tịch, kiêm Kiến trúc sư trưởng Phần mềm của tập đoàn phần mềm hàng đầu thế giới, Microsoft. Dịch vụ và giải pháp của Microsoft giúp các cá nhân và doanh nghiệp khám phá hết khả năng tiềm tàng của họ. Doanh thu của Microsoft trong năm 2005, tính đến tháng 7, đạt 39.79 tỷ Đô la Mỹ với tổng nhân sự đạt con số trên 61,000 người trên 102 nước và lãnh thổ.

Bill Gates sinh ngày 28 tháng 10 năm 1955 và lớn lên ở Seattle cùng hai chị gái. Cha của ông, William H. Gates II, là một luật sư ở Seattle. Mẹ ông, Mary Gates, giáo sư, đồng thời là thành viên hội đồng quản trị của trường Đại Học Washington và là chủ tịch của United Way International.

Gates học tiểu học ở trường công lập và tư thục Lakeside School. Cũng chính từ đây, ông bắt đầu yêu thích phần mềm và bắt đầu lập trình từ năm 13 tuổi.

Năm 1973, Gates bắt đầu vào học trường Harvard và sống gần Steve Ballmer, nay là Giám Đốc Điều Hành của Microsoft. Trong thời gian học ở Harvard, Bill Gates đã phát triển một phiên bản của ngôn ngữ lập trình BASIC trên chiếc máy vi tính đầu tiên – MITS Altair

Gates rời Havard và dồn hết tâm sức vào Microsoft, công ty được ông thành lập vào năm 1975 cùng một người bạn từ thời niên thiếu, Paul Allen. Nhận thức được vai trò quan trọng của máy tính đối với cá nhân cũng như hộ gia đình, Gates cùng Allen bắt đầu viết phần mềm máy tính. Chính tầm nhìn xa của Gates là nhân tố mang đến sự thành công của Microsoft và nền công nghiệp phần mềm.

Dưới sự lãnh đạo của Gates, Microsoft liên tục phát triển công nghệ phần mềm, biến máy tính trở thành một công cụ dễ sử dụng và chi phí thấp đối với nhiều người. Microsoft cam kết sẽ tiếp tục gắn bó và phát triển lâu dài với nền công nghiệp phần mềm. Năm 2005, Microsoft đã đầu tư 6.2 tỷ Đô la Mỹ vào nghiên cứu và phát triển phần mềm.

Năm 1999, Bill Gates viết cuốn sách Business @ the Speed of Thought. Cuốn sách nói lên sức mạnh của công nghệ máy tính trong giải quyết các vấn đề cốt lõi trong kinh doanh. Cuốn sách được xuất bản trên 25 ngôn ngữ ở hơn 60 nước. Business @ the Speed of Thought đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình và tích cực từ các nhà phê bình, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất do tạp chí New York Times, USA Today, Wall Street Journal và Amazon.com, bình bầu. Cuốn sách được xuất bản trước đó của Bill Gates vào năm 1995, The Road Ahead, cũng giữ vị trí số một trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất do tạp chí New York Times bình bầu trong vòng 7 tuần liền.

Gates đã tặng toàn bộ doanh số thu được từ việc xuất bản 2 cuốn sách trên cho một tổ chức phi lợi nhuận, giúp đưa công nghệ vào giáo dục và phát triển các kỹ năng ở con người.

Bên cạnh niềm đam mê dành cho máy tính và phần mềm, Gates đã khám phá ra Corbis, một trong những nguồn thông tin bằng thị giác lớn nhất thế giới - được kết hợp hết sức cầu kỳ giữa các bộ sưu tập nghệ thuật và nhiếp ảnh trên khắp thế giới. Ông còn là thành viên hội đồng quản trị của công ty Berkshire Hathaway, một công ty chuyên đầu tư vào các công ty có sản phẩm được đa dạng hóa.

Gates cũng rất coi trọng các hoạt động từ thiện. Gates và vợ ông là Melinda đóng góp quỹ trị giá 28.8 tỷ Đô la Mỹ (tính đến tháng 1 năm 2005) giúp chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng giáo dục toàn cầu, với hy vọng rằng nhân loại sẽ được hưởng những lợi ích này ở thế kỷ 21. Quỹ Bill và Melinda Gates đã đóng góp hơn 3.6 tỷ Đô la Mỹ cho các tổ chức chăm sóc sức khỏe toàn cầu; đóng góp hơn 2 tỷ Đô la Mỹ vào giáo dục, trong đó, chương trình Thư Viện Gates cung cấp máy tính, kết nối Internet và hướng dẫn sử dụng ở các thư viện công cộng ở các cộng đồng có thu nhập thấp ở Mỹ và Canada; đóng góp 488 triệu Đô la Mỹ cho các dự án đặc biệt và các chiến dịch trợ giúp hàng năm.

Gates kết hôn với Melinda French Gates vào ngày 1 tháng 1 năm 1994. Ông có 3 người con. Ông đam mê đọc sách, thích chơi golf và bài brit.

* Tập đoàn Microsoft

Microsoft là Tập đoàn sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Khởi đầu (năm 1975), Microsoft được thành lập bởi sự cộng tác của hai người bạn là Bill Gates và Paul Allen với mục tiêu là hướng Tập đoàn tới thống trị nền công nghiệp phần mềm.

Trong suốt hơn 20 năm qua, Tập đoàn Microsoft đã tăng trưởng không ngừng với một tốc độ đáng kinh ngạc, luôn nhận được sự chú ý cũng như sự ngưỡng mộ của công chúng. Nhiều thanh niên Mỹ tìm cách bắt chước con đường Bill Gates đã đi, kể cả việc bỏ học giữa chừng!

Ảnh minh họa

Toà biệt thự trị giá 97 triệu USD của Bill Gates.
Microsoft chỉ tuyển những người có năng lực thực sự, có niềm say mê, sáng tạo trong công việc. Rất nhiều người trong số những người được tuyển vào làm việc tại Microsoft đều tốt nghiệp từ các trường đại học và cao đẳng tốt nhất, nổi tiếng nhất, một số khác thì được đào tạo theo chuyên ngành máy tính tốc độ cao.

Năm 1979, với tổng số 25 nhân công, một vài sản phẩm ngôn ngữ máy tính mới và doanh thu hàng năm đạt khoảng 2,5 triệu USD, Microsoft đã xin được giấy phép sử dụng hệ điều hành UNIX và phát triển hệ XENIX – Hệ điều hành cho máy tính thu nhỏ. Lúc này, Microsoft đã thực sự phát triển rất mạnh.

Năm 1980, Microsoft phát triển chương trình DOS cho máy tính cá nhân IBM đầu tiên. Đây là bước đột phá cho sự thành công của Microsoft trong thế giới công nghệ thông tin. Hệ điều hành của Microsoft sớm trở thành tiêu chuẩn của nền công nghiệp này. Thị phần của Microsoft liên tục được mở rộng.

Năm 1981 lại là một bước đột phá khác cho Microsoft. Microsoft được tái tổ chức lại như một tập đoàn cổ phần. Mỗi nhân công có quyền mua cổ phần của Microsoft. Đây cũng được coi là một năm đầy may mắn khi Microsoft đã gặt hái được nhiều thành công, khi máy tính cá nhân IBM đã được công bố và phát hành phần mềm đầu tiên về MS-DOS.

Năm 1986, Microsoft đã phát triển đội ngũ nhân viên lên tới 1.200 người và doanh thu đạt tới 197 triệu USD, trở thành Tập đoàn thương mại lớn và Bill Gates trở thành nhà tỷ phú trẻ tuổi nhất trên thế giới. Nhân công sẵn sàng mua cổ phiếu của Microsoft, ngay cả khi họ chưa biết mua chúng sẽ mang lại lợi nhuận hay không. Chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm, rất nhiều người trong số họ đã trở nên giầu có. Vì vậy, đội ngũ nhân viên rất trung thành với Microsoft. 

Ảnh minh họa

Bill Gates được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sỹ
Năm 1988, tên tuổi của Microsoft đã được cả thế giới biết đến. Đây là Tập đoàn phần mềm đầu tiên trên thế giới đạt được doanh thu hàng năm hàng trăm triệu USD, Bill Gates đã trở thành người giầu nhất nước Mỹ.

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tổng doanh thu của Microsoft đã đạt trên 500 triệu USD/năm. Microsoft đã vượt qua các đại gia: General Electric, IBM…(là những công ty cũng có thị trường đã nhận được cổ phiếu xanh từ rất lâu trước Microsoft) để trở thành Tập đoàn lớn nhất về công nghệ cao trên thế giới, đến mức mà trên thực tế, Hệ thống Tư pháp của Mỹ bắt buộc phải nhảy vào điều tra về các phi vụ cạnh tranh và độc quyền.

Từ lúc Microsoft chỉ là một Công ty ngôn ngữ máy tính, 10 năm sau, Microsoft đã tung ra các hệ điều hành, một số phiên bản của Word và Window 2.0, tham gia vào các dự án cùng IBM để phát triển hệ điều hành cho máy PC, thiết kế phiên bản cho máy PC của Excel, tạo ra các nhãn CD-ROM, bán được tới hàng ngàn con chuột và những người làm việc ở đây trở nên giầu có nhờ các cổ phiếu.

Sưu tầm & tổng hợp: Thư viện Marketing

Cuộc chiến Trung Nguyên - Starbucks và chuyện thương hiệu Việt Nam

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 16 thg 2, 2013 | 2/16/2013

[Thương Hiệu] Starbucks vào Việt Nam. Sẽ có nhiều bạn trẻ sẵn sàng trả gấp nhiều lần số tiền 20.000 đồng (giá một ly cà phê Trung Nguyên) cho một cốc Starbucks Espresso kiểu Ý...

Ở góc nhìn quản trị thương hiệu, tên thương hiệu đã trở thành yếu tố quyết định hành vi khách hàng thay vì chất lượng sản phẩm

Vào một sáng mùa đông lạnh lẽo tại một nhà ga tàu điện ngầm ở thủ đô Washington DC, một nghệ sỹ vỹ cầm nhẫn nại kéo đàn với một chiếc mũ để trước mặt. Người qua lại rất đông. Sau 45 phút, chỉ có vài người dừng lại chốc lát xem vì tò mò, rồi đi ngay. Tổng cộng ông nhận được 32 uSD. Rồi nghệ sỹ lặng lẽ thu xếp đồ đạc, rảo bước vào cổng nhà hát Boston cách đó không xa. Tại đây, mỗi khán giả phải trả 100 uSD để được xem ông biểu diễn. Ông chính là nghệ sỹ violin danh tiếng thế giới Joshua Bell. Với một buổi biểu diễn như vậy, ông được trả hàng chục ngàn đôla.

Chiến Lược Thương Hiệu: Dẫn Đầu bằng cách Đi Sau

[Thương hiệu] Người dẫn đầu có thật sự sở hữu nhiều lợi thế không? Có rất nghiên cứu hàn lâm về vị thế dẫn đầu và những người làm marketing luôn tìm cách cạnh tranh thông qua cải tiến vốn giống như con dao hai lưỡi với cơ hội dẫn đầu của thương hiệu. Để chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu thường đòi hỏi thời gian và tâm sức, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ công nghệ như ngày nay.

Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, nhưng những người theo sau (không phải đi đầu) công nghệ thường là người nhận thức được lợi thế thị trường từ kinh nghiệm của người đi trước. Google không phải là hệ thống tìm kiếm trực tuyến đầu tiên. Facebook không phải là mạng xã hội đầu tiên. Windows không phải là hệ điều hành đầu tiên. iPad không phải là máy tính bảng đầu tiên, và nó thậm chí cũng không phải chiếc máy tính bảng đầu tiên của Apple. Trong khi Apple dẫn đầu công nghệ điện thoại thông minh, thì Google Android và Samsung Galaxy lại thống trị thị trường.

Xu hướng Marketing 2013 dưới góc nhìn của CMO

[Thư viện marketing] “Một nửa ngân sách dành cho quảng cáo bị phí phạm. Vấn đề là tôi không biết đó là nửa nào”, John Wanamaker – cha đẻ của quảng cáo hiện đại từng phát biểu năm 1902.

Theo 2012 State of Marketing Report của Chief Marketing Officer Council (hội đồng CMO), 27% nói rằng TV là kênh có ảnh hưởng mạnh nhất, 44% nói công cụ tìm kiếm là hiệu quả. Bản báo cáo cũng nói các nhà điều hành rất chú ý tới công cụ tìm kiếm và social media nhưng không hài lòng với kết quả chúng đem lại. Khoảng 50% nói rằng chiến lược online marketing sẽ là một thách thức lớn trong năm tới.

Họ còn nói những gì nữa? Liệu có đồng quan điểm với John Wanamaker không? Dưới đây là điều 15 CMO nói về digital marketing trong 2013:

Khi Trung Nguyên đối đầu với Starbucks

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 15 thg 2, 2013 | 2/15/2013

[Thương hiệu] Tuy Trung Nguyên và Starbucks khác nhau, nhưng giống nhau ở một điểm: Trong lúc uống ly café cạn tới đáy để tìm triết lý hay ngắm người đẹp ngồi đối diện mà chẳng ai nhớ rằng, cái ví đang bị móc một cách khéo léo.

Người Việt ta sang Mỹ lần đầu đều bị choáng bởi cái gì của họ cũng to, từ cốc coca đến bánh mỳ, từ đường xá đến cao ốc. Ly café Trung Nguyên nhỏ giọt vài hớp là hết, cốc giấy café Starbucks nửa lít, uống no cả ngày.

Nơi ...ào ào, nơi nhẩn nha ngó trời đất

Starbucks mở ở Việt Nam, thời gian đầu sẽ bị lỗ, vì cách thưởng thức café ở hai nơi khác nhau.

Một nơi ào ào đến, ào ào đi, cười đấy, khóc đấy, làm gì cũng nhanh, vì tác phong công nghiệp.

Tài trợ cho Olympic: Một vốn có được bốn lời?

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 25 thg 7, 2012 | 7/25/2012

[Thương hiệu] Các nhãn hiệu tài trợ cho Olympic luôn phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt từ Ban tổ chức về các hoạt động quảng cáo. Vậy điều gì đã thu hút các nhãn hiệu đổ tiền của cho giải thi đấu thể thao lớn nhất hành tinh này?

Nguyên tắc của Thế vận hội duy trì hàng trăm năm qua là quảng cáo không được cho phép xuất hiện trong sân vận động, không có logo nhà tài trợ trên trang phục của các vận động viên (ngoại trừ tại Paralympic)...

Đại diện của Ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic London (LOCOG) cho biết: “Các quy định của chúng tôi rất rộng và vì thế, bất kỳ chiến dịch nào ăn theo Olympic đều là vi phạm. Kể cả các quảng cáo không nói trực tiếp mà chỉ gợi liên tưởng cũng sẽ bị xử lý”. Thậm chí, vận động viên sẽ bị tước huy chương nếu quảng cáo gián tiếp trên Twitter, Facebook hay blog...

Tribeco: Chết đắng trong mật ngọt

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 18 thg 7, 2012 | 7/18/2012

[Thương hiệu] Khi đã nằm trong tay nước ngoài, liệu thương hiệu Công ty CP Nước giải khát Sài Gòn - Tribeco có theo chân một loạt các thương hiệu mạnh Việt Nam trước đây lần lượt biến mất?

Từng được đề xuất chọn làm sản phẩm công nghiệp chủ lực của TP.HCM và cổ phiếu TRI luôn lọt vào danh mục nắm giữ của các quỹ đầu tư tên tuổi như VinaCapital, PXP Vietnam Fund. Thế nhưng, con đường lao dốc của Tribeco xảy ra khi dính vào các vụ mua bán, sáp nhập (M&A), để đến giờ thương hiệu vàng Tribeco một thủa phải xin rời sàn trước khi buộc phải hủy niêm yết do thua lỗ triền miên. Sự thoái trào của Tribeco bắt nguồn từ quản trịdoanh nghiệp yếu kém hay đây lại là nạn nhân của chiến lược chuyển giá hoặc bị dìm hàng để thâu tóm?

Biến đối thủ thành đối tác

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 8 thg 7, 2012 | 7/08/2012

[Marketing3k - Quản trị] Trong thời điểm kinh tế suy thoái nhiều biến động, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thế giới đang có xu hướng áp dụng một chiến thuật kinh doanh rất thú vị: liên minh và hợp tác với chính đối thủ cạnh tranh của mình để tối ưu hóa nguồn lực, cộng hưởng sức mạnh và tiết kiệm chi phí trong thị trường đang bị co hẹp.

Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định biến thù thành bạn với các cựu đối thủ, hãy cân nhắc tìm hiểu kinh nghiệm của những người trong cuộc.

1. Hợp tác bằng niềm tin

Phần lớn các CEO của các tập đoàn lớn đều thừa nhận họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn hơn trước khi bắt tay hợp tác với đối thủ của mình.

Xử lý than phiền của khách hàng về giá

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 3 thg 7, 2012 | 7/03/2012

[Marketing3k.vn] Khi khách hàng phàn nàn hoặc kêu ca rằng giá bán đắt quá thì nhân viên bán hàng trả lời ra sao đây?

Theo ý kiến của Bob Nicols - Tổng giám đốc điều hành của Axiom Sales Force Development, một tổ chức phát triển đội ngũ bán hàng, nhân viên bán hàng không nên áp dụng một công thức rập khuôn đã được học trong các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng, mà nên tuần tự thực hiện các bước sau đây.

1. Tìm hiểu bản chất sự than phiền của khách hàng. 

Khi khách hàng kêu ca giá cao, nhân viên bán hàng nên tìm hiểu liệu có ẩn ý gì đằng sau sự than phiền đó.

M&A từ góc nhìn marketing

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 30 thg 6, 2012 | 6/30/2012

[Marketing3k - M&A] Chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam lại chứng kiến xu hướng mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A) sôi động như 3 năm gần đây.
Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng từ năm 2008, nhưng không vì thế mà các thương vụ M&A ở Việt Nam bị ảnh hưởng, thậm chí số lượng thương vụ đã tăng lên hẳn. Tuy nhiên chất lượng của các thương vụ này vẫn là một dấu chấm hỏi.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu mua bán - sáp nhập và Liên kết (IMAA), năm 2011 có 412 giao dịch M&A được thực hiện tại Việt Nam, với tổng giá trị gần 4,7 tỷ USD; tổng số giao dịch mua M&A tăng 7% so với năm 2010. Nhưng ấn tượng hơn là, giá trị các thương vụ này đã tăng hơn 2 lần (tăng 103%) và là giá trị giao dịch lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.

Tạo khác biệt từ việc "cho đi"

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 29 thg 6, 2012 | 6/29/2012

[Marketing3k - Ý tưởng] Tại dạ tiệc từ thiện “Scar of life 3” do nghệ sĩ Ngô Thanh Vân và Quỹ Nhịp Tim Việt Nam tổ chức hồi cuối tháng 5, gian hàng Grace’s Cookies gây sự chú ý vì slogan “Cookies that save children” (Bánh cookie cứu mạng trẻ em). Margot Richart - người phụ nữ tạo ra loại cookies này đã cùng các tình nguyện viên đóng góp 42.000 USD để cứu 42 trẻ em bị bệnh tim, trong ba năm gần đây.

Margot nhẩm tính, bà cùng các tình nguyện viên đã tạo ra khoảng hơn 20.000 chiếc bánh cookies để có được số tiền đó. Có ba loại bánh khác nhau, mỗi bánh nặng vài gram, được bỏ vào gói plastic trong suốt, bán đồng giá 25.000 đồng/gói.

Bánh to thì mỗi gói một bánh; bánh vừa thì hai, và bánh nhỏ thì ba bánh một gói. Có khi Margot ước lượng nhu cầu và đem bánh bỏ cho ba shop ở An Phú (quận 2), hoặc bán ở các hội chợ hàng xôn địa phương (bazaar), bán trong các trường học. Cũng có khi người mua tự gọi đến đặt hàng.

Vì sao LV, Hermes, Rolex thống trị thế giới?

Toàn bộ công việc kinh doanh hàng xa xỉ
 dựa vào việc thuyết phục khách hàng
rằng chỉ riêng thương hiệu thôi cũng đáng
 để trả thêm tiền.
[Marketing3k - Thương hiệu] Global Post vừa tổng hợp những chiến lược kinh doanh mang đến thành công cho 10 thương hiệu xa xỉ nổi tiếng toàn cầu.

Trong ngành kinh doanh các thương hiệu xa xỉ, quan điểm của khách hàng điều hành mọi thứ. Người ta có thể tạo ra nhiều món hàng xa xỉ như quần áo, túi xách, giầy dép và đồ trang sức với chất lượng tuyệt hảo một cách không quá khó khăn. Toàn bộ công việc kinh doanh dựa vào việc thuyết phục khách hàng rằng chỉ riêng thương hiệu thôi cũng đáng để trả thêm tiền.

Vậy, thương hiệu nào làm việc đó giỏi nhất? Hàng năm, công ty nghiên cứu thị trường Milward Brown xếp hạng 10 thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới dựa vào giá trị thương hiệu.

Giáo sư đại học Harvard: Facebook phải thực sự học tập chiến lược từ Apple!

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 28 thg 6, 2012 | 6/28/2012

[Marketing3k - Chiến lược] Khi bàn về chiến lược, nhiều CEO thường cho rằng đó là công việc "1 năm bàn 1 lần", định ra sẵn và làm theo. Tuy nhiên với tình hình thị trường biến động qua từng ngày, suy nghĩ trên liệu có đúng đắn ?

Một trong những hiểm nguy lớn nhất với những công ty như JCPenny hay Facebook là họ quá tập trung trong ngắn hạn – theo nhận định của Cynthia Montgomery, giáo sư về chiến lược tại trường Harvard Business School.

Trong cuốn sách của bà mang tên “The Strategist: Be The Leader Your Business Needs”, Montgomery đã nói về việc trong những năm gần đây, phần lớn các nhà lãnh đạo đang “uỷ thác” việc lập chiến lược kinh doanh cho một bộ phận nào đó trong công ty, hoặc cho một số doanh nghiệp như Boston Consulting Group.

Thương hiệu Việt trước áp lực bị thâu tóm

ảnh: Quý Hoà
[Marketing4u - Thương Hiệu] Sự ra đi của các thương hiệu lớn khiến nhiều người đặt câu hỏi: Thương hiệu Việt có khả năng tồn tại?

Sau hơn hai thập niên mở cửa, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã xây dựng được những thương hiệu nổi tiếng trong nước như: Thorakao, Biti’s, Phở 24, X men, Diana, Trung Nguyên, Toàn Mỹ, Tribeco, Vinamilk, Mỹ Hảo, P/S, Highlands Coffee... Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn, rất nhiều trong số các thương hiệu này, bằng nhiều hình thức, đã thuộc quyền sở hữu của các công ty nước ngoài. 

Do mình hại mình

Thiếu kiến thức quản trị về thương hiệu tất yếu dẫn đến sự mai một của nhiều thương hiệu.

Theo các chuyên gia thương hiệu, nguyên nhân đầu tiên khiến các thương hiệu Việt đang bị “biến mất” là do các chủ DN không nhận thức đúng tầm quan trọng của việc làm thương hiệu, dẫn đến sự lãng quên của người tiêu dùng.

Chẳng hạn, thương hiệu Thorakao từng được người tiêu dùng ưa chuộng vào những năm 1960-1970 và những năm đầu thập niên 1990, Thorakao đã trở thành thương hiệu có tên tuổi trên thị trường nội địa và được đông đảo kiều bào ở nước ngoài tin dùng.

Nhiều tập đoàn đa quốc gia khi qua Việt Nam làm ăn cũng đã đặt vấn đề mua lại hoặc mời Thorakao liên doanh. Tuy nhiên, chủ nhân thương hiệu này đã kiên định với lập trường: “Dù thế nào đi nữa cũng phải giữ gìn nghề gia truyền”.

Kiên định là vậy nhưng trong chiến lược kinh doanh, Thorakao dường như không hề quan tâm đến việc quảng bá thương hiệu bởi cho rằng: “Hễ sản phẩm tốt thì thương hiệu ắt sẽ có thị trường”.

Chính vì im hơi lặng tiếng nên mặc dù Thorakao vẫn có mặt trên thị trường, doanh thu xuất khẩu khá cao, nhưng cái tên Thorakao vẫn chỉ tồn tại mờ nhạt, thậm chí không ít người còn cho rằng, công ty này đang hoạt động cầm chừng.

Tương tự, nước tương Nam Dương dù được người tiêu dùng một thời ưa chuộng và thương hiệu cũng được xếp vào loại “bền bỉ, vượt thời gian”, nhưng thương hiệu này cũng đang bị “nhạt dần” trong lòng người tiêu dùng. 

Theo bà Liên Phương, Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường Epinion, nguyên nhân khác khiến thương hiệu Việt đang bị lãnq quên là do người tiêu dùng Việt Nam vẫn hoài nghi, thậm chí dị ứng với sản phẩm trong nước. Một phần do tâm lý vọng ngoại, phần khác do sản phẩm Việt chưa thực sự hiểu người tiêu dùng, dẫn đến chiến lược thương hiệu sai và cũng chưa tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng.

Kết quả nghiên cứu của Epinion cho thấy, 60% người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng trẻ, có quan niệm tiêu cực về thương hiệu Việt vì cho rằng, sản phẩm lúc đầu rất tốt nhưng càng về sau chất lượng không ổn định và đảm bảo; 40% cho rằng thương hiệu Việt chưa hiểu người tiêu dùng.

Để thương hiệu Việt không dần bị biến mất, bà Phương khuyến cáo: “Yếu tố quan trọng nhất là phải biết chất lượng sản phẩm đến từ đâu và duy trì thế nào để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Muốn làm được điều này thì phải biết lắng nghe người tiêu dùng và phải thực hiện tốt việc kết hợp giữa chiến lược kinh doanh và thương hiệu”.

Nhiều khảo sát cũng cho biết, số DN đánh giá đúng tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường, lắng nghe phản hồi của người tiêu dùng trước khi đưa ra các quyết định về chiến lược kinh doanh cũng như coi trọng chiến lược về marketing và thương hiệu còn khá hạn chế.

Trong khi đó, việc nghiên cứu và khảo sát thị trường được thực hiện rất bài bản và thường xuyên tại hầu hết các DN nước ngoài. Lấy ví dụ về Nescafé, dù đã trở thành thương hiệu toàn cầu nhưng khi qua Việt Nam, để thương hiệu không bị mai một và cũng là cách chiếm được cảm tình người tiêu dùng Việt, thương hiệu này đã mạnh dạn đổi gu cà phê cho người Việt.

Ông Lê Quang Phúc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Giải pháp phát triển DN BDSC, cũng cho rằng: “Để nuôi dưỡng thương hiệu, các DN Việt Nam cũng cần hiểu người tiêu dùng và có cách làm thương hiệu riêng cho người Việt”.

Tâm đắc ý kiến này, bà Bích Liễu, Trưởng phòng thị trường Công ty Tân Hiệp Phát, cũng khẳng định: “Thương hiệu Trà xanh không độ được nhiều người nhớ là do trong chiến lược sản phẩm, chúng tôi luôn tuân thủ tiêu chí: Không cung cấp những gì mình có mà chỉ đưa ra những sản phẩm người tiêu dùng cần”.

Do ta hại mình

ảnh: Quý Hoà

Cạnh tranh không lành mạnh đã khiến nhiều thương hiệu tự chết dần.

Do áp lực cạnh tranh, các DN đang phải đua nhau tung ra nhiều chiêu thức cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thị trường thời gian qua đã có không ít sản phẩm do cách làm thương hiệu đã khiến người tiêu dùng “ngoảnh mặt”.

Đơn cử gần đây, các thương hiệu như mì gói, nước tương thay vì quảng cáo để nâng cao chất lượng sản phẩm thì một số DN lại tung ra những chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh, dọa người tiêu dùng về những hợp chất có hại trong các sản phẩm của đối thủ.

Như “mì Omachi rất ngon mà không sợ nóng" vì làm bằng khoai tây, nước tương Chinsu không có chứa 3-MCPD nên an toàn cho cả nhà, hoặc mì Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành)...

Điều đáng nói là khi đưa ra các chiêu thức quảng cáo này, một số thương hiệu lại rơi vào thế “gậy ông đập lưng ông”. Chẳng hạn, theo kết quả phân tích của Công ty CP Khoa học công nghệ Sắc ký Hải Đăng, trong một gói mì Tiến Vua, tỷ lệ chất transfat là 0,097% chứ không phải là 0 như đã quảng cáo.

Hoặc quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua với sợi mì không phẩm màu độc hại E 102, nhưng qua kiểm tra, mì Tiến Vua (loại cũ) và một số loại khác đều chứa E 102. Hay mì khoai tây Omachi chỉ có 5% nguyên liệu là khoai tây.

Rõ ràng, sau mỗi sự vụ được tung hê và làm rõ trắng đen, các thương hiệu trên đều bị giảm doanh số đáng kể. Về hiện tại, tuy các sản phẩm chưa mất đi, nhưng rõ ràng sức sống và uy tín thương hiệu đang bị mai một dần trong lòng người tiêu dùng. 

Theo báo cáo vừa hoàn thành của dự án thương hiệu châu Á do B&Company Việt Nam phối hợp thực hiện cùng Nikkei BP Consulting: “So với trước đây, các DN Việt Nam đã chú trọng hơn đến việc xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, các DN Việt Nam nên chú ý hơn đến tính sáng tạo, đột phá khi xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình. Điều này gắn liền với việc xây dựng một chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ đồng bộ, trong đó đặt trọng tâm vào việc mang lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng và tích hợp các giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ, đồng thời gắn liền với việc tạo hình ảnh và phong cách riêng cho thương hiệu. Điều này sẽ giúp cho thương hiệu có được một “tính cách” riêng và có khả năng để lại dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của người tiêu dùng”.

Bán rồi có mất?

ảnh: Quý Hoà

Câu hỏi được lặp lại sau nhiều bài học đắt giá, liệu tư duy về thương hiệu và thương hiệu toàn cầu có thay đổi?

Gần đây, nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập liên tiếp diễn ra, điển hình như vụ X-Men, vụ Công ty CP Diana bán toàn bộ cổ phiếu cho Công ty Unicharm (Nhật Bản). Tiếp đến là thương hiệu Phở 24 bán 100% cho Highlands Coffee.

Rồi Highlands Coffee lại bán 50% cổ phần cho Jollibee (Philippines), kế tiếp là vụ Kinh Đô vừa hoàn tất việc sáp nhập với Vinabico và Vinabico sẽ trở thành công ty TNHH do Kinh Đô sở hữu 100% vốn, Tập đoàn Lotte cũng vừa nắm giữ hơn 38% cổ phần của Bibica...

Trước hàng loạt thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bán lại cho nước ngoài, không ít người đã đặt câu hỏi: “Liệu các thương hiệu Việt bán đi có bị mất không? Thương hiệu Việt có còn tồn tại trong những cuộc cạnh tranh sắp tới?”. Câu hỏi này đặt ra vì DN Việt Nam từng có những bài học đắt giá khi bán thương hiệu cho nước ngoài. Ví dụ điển hình nhất vẫn là kem đánh răng Dạ Lan. 

Trong khoảng thời gian từ 1990-1995, kem đánh răng Dạ Lan chiếm tới 30% thị phần kem đánh răng cả nước. Tuy nhiên, ông chủ thương hiệu này đã bán Dạ Lan cho tập đoàn Colgate Mỹ với giá 3 triệu USD, trong khi định giá thương hiệu này lên đến trên 20 triệu USD.

Với 3 triệu USD mua lại Dạ Lan và Sơn Hải, đến nay Colgate đã trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường hóa mỹ phẩm Việt Nam. Còn Dạ Lan dù đã quay trở lại thị trường, nhưng tiêu thụ hiện vẫn đang gặp khó khăn giống y như thời kỳ mới ra đời, không có cơ hội trước các thương hiệu lớn của nước ngoài. Có lẽ đến bây giờ, ông chủ thương hiệu Dạ lan mới nhận ra, để chiếm thêm 1% thị phần, cần phải tốn hàng triệu USD cho chi phí tiếp thị.

Vấn đề này cũng được các thành viên Friday Business Forum (một dự án phi lợi nhuận dành cho cộng đồng DN Việt Nam) đặt ra. Một thành viên của nhóm là ông Lê Quang Phúc cho rằng: “Có hai khả năng dẫn đến việc mua bán thương hiệu. Một là, chiến lược đầu tư tài chính, kiếm lợi nhuận; hai là, do không trụ nổi hoặc không còn khả năng dẫn dắt thương hiệu phát triển tốt hơn”.

Trường hợp Highlands Coffee mua Phở 24, trong khi thương hiệu này đang bị tuột dốc về độ tin cậy của người tiêu dùng do giá cao và chất lượng không đồng nhất trong hệ thống chuỗi cửa hàng, có nhiều khả năng nghiêng về mục tiêu đầu tư tài chính, động cơ mua dường như xuất phát đơn thuần từ kiếm lời (nghĩa là sẽ bán lại với giá cao hơn).

Có thể việc bán một lúc hai chuỗi cà phê và phở sẽ gia tăng giá trị của thương vụ và quy mô mà Jollibee muốn thâm nhập thị trường Việt Nam. X-Men thì không trụ nổi do áp lực cạnh tranh, còn Diana và Phở 24 nếu tiếp tục một mình sẽ không phát triển được thương hiệu ra thế giới, nên các ông chủ này đã chọn chiến lược tạm gọi là “gửi con” để kỳ vọng thương hiệu của mình sẽ phát triển xa hơn.

Và câu chuyện mua bán vào thời điểm này chính là con đường ngắn nhất để các thương hiệu Việt củng cố sức mạnh, vươn ra thế giới. Ông Đỗ Anh Tú, Tổng giám đốc Công ty Diana, từng khẳng định: “Việc Unicharm trở thành cổ đông nắm cổ phần chi phối sẽ giúp Diana cải tiến về công nghệ, phát triển sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu thông qua mạng lưới rộng khắp toàn cầu của Unicharm”.

ảnh: Quý Hoà

Còn Kinh Đô khi sáp nhập với Vinabico cũng cho biết, tận dụng được thế mạnh của Vinabico ở các sản phẩm bánh tươi, mảng sản phẩm Kinh Đô chưa mạnh. Bên cạnh đó, sản phẩm kẹo trang trí của Vinabico gần như không có đối thủ trong nước, lại được xuất khẩu nhiều.

Ngược lại, Vinabico cũng tận dụng được hiệu quả hệ thống phân phối mạnh với 120.000 điểm bán hàng trên cả nước của Kinh Đô. Theo báo cáo thường niên năm 2011 của Vinabico, lượng hàng bán nhờ tận dụng hệ thống này chiếm tỷ trọng hơn 70% tổng doanh thu năm 2011 của Công ty.

Về thương vụ tay ba Jollibee, Highlands Coffee và Phở 24, nếu Jollibee dự định sẽ khai thác thương hiệu Phở 24 cho toàn chuỗi bán lẻ của họ ở Philippines và dùng nó khai thác thị trường thế giới thì khi đó, dòng tiền trong tương lai sẽ rất lớn và con số 20 triệu USD được xem là rẻ. Ông Trần Hoàng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Vietnam Marcom, cũng cho rằng, Phở 24 sau khi bán sẽ tốt hơn, còn Highlands Coffee vẫn là ẩn số.

Mua bán, sáp nhập là quy luật tất yếu của các thị trường mới nổi, những nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore... cũng từng trải qua giai đoạn tương tự như Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh kinh tế mở cửa, sản xuất, kinh doanh đình trệ, các DN Việt Nam rất khó bảo vệ thương hiệu.

Vì vậy, DN rất cần sự định hướng, dẫn dắt của các hiệp hội, bộ, ngành và Chính phủ. Lý giải thêm nguyên nhân các DN lâm vào tình cảnh phải bán thương hiệu, ông Phúc cho rằng, ngoài thực tế khó khăn do tình hình kinh tế, các DN Việt Nam thường bị hạn chế trong cách giữ và phát triển thương hiệu, nhận thức về sở hữu và điều hành còn kém, thường áp dụng cùng một cách quản lý trong cách làm kinh doanh và thay đổi phương pháp quản lý rất chậm, trong khi tốc độ kinh tế lại phát triển quá nhanh nên dẫn tới bị suy yếu.

Với các thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực như Phở 24, Highlands Coffee, ông Nanthorn Limtrakarn, Phó chủ tịch Hiệp hội Quản trị doanh nghiệp Thái Lan, cho rằng: “Điểm yếu của DN Việt Nam là quá ít kinh nghiệm, chuyên môn để tổ chức một hệ thống quản lý nhượng quyền chặt chẽ và có khoa học để chinh phục thị trường nội địa và vươn ra thế giới. Tuy nhiên, đem thực phẩm Việt Nam đi chinh phục thị trường thế giới thì chỉ có chính DN Việt mới làm được, vì chỉ có họ mới có tình yêu và niềm tự hào về sản phẩm của mình”.

Mặc dù, theo ý kiến của hầu hết các chuyên gia về thương hiệu, dù các thương hiệu Việt bán cho ai thì thương hiệu đó cũng không hề mất đi. Trong sân chơi toàn cầu, quan trọng là thương hiệu đó từ quốc gia nào chứ không phải hễ người khác điều hành thì thương hiệu đó sẽ bị mất. 

Tuy nhiên, ông Trần Hoàng khẳng định: “Các thương hiệu Việt chỉ thật sự không bị mất đi khi thương hiệu đó đạt được bề dày uy tín, có được sự tinh túy, mang được hồn Việt, cốt cách của Việt Nam. Chẳng hạn, gốm sứ Minh Long nếu bán đi thì vẫn là niềm tự hào của thương hiệu Việt, nhưng một số sản phẩm khác nếu chưa đạt độ tinh túy, bề dày uy tín thương hiệu tại thị trường trong nước thì nếu bán cũng không có ý nghĩa gì cả và việc mất thương hiệu sẽ rất có khả năng xảy ra”.

------------------------------------
Các thương vụ lớn gần đây

Phở 24, Highlands Coffee bán lại cho Jollibee: 20 triệu USD
Thương vụ tại Việt Nam nằm trong chiến lược mở rộng của Jollibee Food Corp. (JFC). JFC đã mua lại 50% cổ phần của tập đoàn SuperFoods, tập đoàn sở hữu chuỗi Highlands Coffee tại Việt Nam, hệ thống nhà hàng nhượng quyền thương mại Hard Rock Café tại Macau, Hồng Kông và Việt Nam, hệ thống Phở 24 tại Việt Nam và các nước châu Á khác. 

Với hàng loạt các vụ thâu tóm trên, Jollibee đặt mục tiêu trở thành chuỗi cửa hàng số 1 tại châu Á và cuối cùng là có tên trong danh sách những thương hiệu hàng đầu thế giới. 

Diana bán lại cho Unicharm: 184 triệu USD

Công ty CP Diana bán lại 95% cổ phần cho Unicharm của Nhật. Theo tạp chí The Asset, thương vụ này trị giá 184 triệu USD. Đối với Unicharm, sau nhiều năm kinh doanh tại Việt Nam, từ năm 2007, sản phẩm ở phân khúc cao của Unicharm là băng vệ sinh Sofy và tã giấy Mamy Poko chưa thể phát triển mạnh và đạt thị phần như mong đợi (thị phần nhỏ đến mức không thể thống kê được). 

Vì thế, mua lại Diana, Unicharm cùng lúc đặt hai mục tiêu: thị trường Việt Nam và trở thành trung tâm xuất khẩu qua Trung Quốc và cả Đông Nam Á.

Trong khi đó, Diana muốn tăng trưởng bền vững và tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu trong dài hạn thì phải chọn 1 trong 3 con đường: hoặc tiếp tục tự thân vận động bằng các nguồn vốn vay ngân hàng, hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng, hoặc sáp nhập với một đối tác chiến lược mạnh. 

Lotte thâu tóm Bibica: sở hữu 35,65%

Việc thâu tóm Bibica của tập đoàn Lotte đã được thực hiện trong thời gian khá dài, cụ thể mua 4,6 triệu cổ phiếu (tương đương 30,15%) trên sàn từ năm 2007, sau đó đến đầu năm 2008 mua thêm 5,5% cổ phần, chiếm tỷ lệ sở hữu lên đến 35,65%. Tính đến 3/2012, chưa cần sở hữu đến 49%, nhưng Lotte đã nắm vị trí chủ chốt và quyền điều hành quan trọng trong công ty Bibica thông qua hai chức danh quan trọng là chủ tịch HĐQT và giám đốc tài chính.

Trước mắt, thương vụ mua Bibica, Lotte đã có thể sản xuất sản phẩm ngay tại Việt Nam, thừa hưởng trên 20.000 cửa hàng phân phối, bán lẻ của Bibica, nên bánh kẹo Lotte sẽ sớm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Các cổ đông Bibica lo ngại, giống như kịch bản đã diễn ra ở nhiều DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) khác, hoạt động trong nhiều năm liền không có lãi và dần dà Bibica chỉ còn là công cụ phục vụ cho Lotte.
------------------------------------
Theo DNSG (Ý Nhi - Thảo Minh)

Kiếm triệu “đô” từ nghề… mặc áo

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 24 thg 6, 2012 | 6/24/2012

picture
Mục tiêu của Sadler là tìm ra một
phương thức có tính tương tác cao cho
các công ty quảng bá thương hiệu, có đi
kèm với quảng cáo trên các phương tiện
truyền thông xã hội.
[Marketing4u - Ý tưởng] Ý tưởng bán diện tích quảng cáo trước ngực mình đến với anh Jason Sadler người Mỹ từ 4 năm trước. Ngay trong năm đầu tiên, anh đã kiếm được số tiền 70.000 USD, không tồi với một doanh nhân 26 tuổi vừa mới khởi nghiệp và hầu như không có đồng vốn nào trong tay.

Theo trang blog kinh tế Business Insider, từ đó đến nay, Sadler ngày càng ăn nên làm ra. Năm ngoái, anh và 4 cộng sự trong công ty chuyên mặc áo phông có in quảng cáo đã đạt doanh thu 500.000 USD. Khách hàng quảng cáo của họ là những công ty có tên tuổi ở Mỹ như Arizona Tea, Starbucks, Pizza Hut, Nissan Lucky Brand, Zappos, Prudential, LifeLock…

Phương thức quảng cáo của Sadler rất đơn giản, ngoài việc anh mặc áo phông có in logo của khách hàng quảng cáo, anh sẽ xuất hiện trong chiếc áo có logo cùng với thông điệp và sản phẩm của khách hàng trong các đoạn video hoặc hình ảnh đăng trên các trang web như Twitter, Flicker, YouTube, Facebook, UStream.tv…

Sadler nảy ra ý định thành lập công ty quảng cáo IwearYourShirt.com vào năm 2008. Khi ý tưởng này đến với Sadler, anh và một người bạn đang bận rộn thành lập một công ty thiết kế web và Sadler hoàn toàn thiếu kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh mới mà anh vừa nghĩ tới.

“Khi đó, tôi chẳng có kinh nghiệm nào về truyền thông xã hội. Trên Facebook, chắc tôi chỉ có khoảng 100 người bạn. Tôi cũng chẳng có tài khoản trên Twitter. Nhưng một vài khách hàng vẫn hỏi chúng tôi về truyền thông xã hội và tôi nhận thấy lĩnh vực này có thể trở thành một công cụ cho quảng cáo”, Sadler nhớ lại.

Mục tiêu của Sadler là tìm ra một phương thức có tính tương tác cao cho các công ty quảng bá thương hiệu, có đi kèm với quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội. Cuối cùng, anh quyết định sử dụng chiếc áo phông (T-shirt), một loại áo dễ mặc mà giá thì lại rẻ, giúp chi phí ban đầu cho dự án kinh doanh này gần như bằn 0.

“Tôi đi cắt tóc và chi 100 USD để mua một máy camera”, Sadler kể lại những bước đi đầu tiên của anh. 

Công việc chính của Sadler vẫn là làm tại nhà, giải quyết công việc marketing cho công ty thiết kế web mà anh sáng lập cùng bạn, nên anh có thể thoải mái mặc gì tùy thích. Và áo phông có in logo của khách hàng quảng cáo chiếm gần hết cả tủ đồ của anh.

Không lâu sau, Sadler đã thu hút được sự chú ý trên các mạng xã hội và một số người muốn tham gia cùng anh. Cách làm của Sadler cũng đã được giới truyền thông truyền thông chú ý. Báo New York Times hồi năm 2009 đã có một bài viết về anh.

Điểm hấp dẫn nhất trong ý tưởng của IWearYourShirt.com đối các công ty là chế độ áp dụng mức giá rất đặc biệt của Sadler. Giá quảng cáo áp dụng cho mỗi ngày bằng đúng với thứ tự của ngày đó trong năm. Chẳng hạn, giá quảng cáo vào ngày 1/1 chỉ là 1 USD, nhưng công ty nào muốn quảng cáo vào ngày cuối cùng của tháng 12 sẽ phải trả 365 USD. 

Sadler tin rằng, cách làm của anh là một giải pháp hợp lý cho các công ty muốn cắt giảm chi phí quảng cáo. “Các công ty có thể phải trả hàng chục nghìn USD mỗi tháng để quảng cáo tính theo từng click chuột, để rồi bị mất hút trong hàng triệu quảng cáo khác”, anh nói.

Mức giá mà Sadler đưa ra quả thực là một món hời. Anh nhanh chóng kiếm được khoản tiền đầu tiên và chỉ trong vòng có 6 tháng, anh đã bán hết quảng cáo cho cả năm.

Để đáp ứng nhu cầu gia tăng, Sadler bổ sung thêm “người mặc áo phông” vào dự án của anh. Giờ thì nhóm của Sadler đã có 5 người, bao gồm cả anh. Sadler có một quy trình tuyển dụng đặc biệt và sáng tạo, khiến anh tin rằng thương hiệu của mình sẽ tiếp tục ăn nên làm ra. Khi tuyển người, Sadler yêu cầu ứng viên gửi một đoạn băng video dài 3 phút giải thích lý do vì sao là ứng cử viên thích hợp cho công việc, đồng thời cho phép người xem bỏ phiếu để chọn ra những đoạn băng hấp dẫn nhất.

Sadler trả cho các nhân viên mặc áo phông này từ 25.000 - 35.000 USD/năm, chưa kể tiền thưởng, máy tính xách tay Mac và các thiết bị ghi hình cần thiết để sản xuất các đoạn video.

“Tôi không đòi hỏi họ phải nộp hồi sơ, tôi cũng không quan tâm người giới thiệu. Sau khi xem những đoạn video xuất sắc nhất, tôi nói chuyện với người được chọn và mời họ tới Florida. Thế là xong. Đoạn video của họ là tất cả những gì tôi muốn xem”, Sadler cho biết.

“Mọi người luôn tự hỏi tôi sẽ được gì từ cách làm này và làm thế nào chúng tôi có thể tiếp tục phát triển, vì đây là một kiểu kinh doanh kỳ quặc. Nhưng chúng tôi vẫn đang phát triển. Thực ra, vào tháng 7 này, chúng tôi sẽ chuyển sang hướng đi mới”, anh tiết lộ thêm.

Theo mô hình cũ của Sadler, các công ty trả tiền cho một ngày được quảng cáo và “người mặc áo” mặc mỗi ngày một chiếc áo khác nhau. Nhưng theo mô hình mới, các công ty muốn quảng cáo sẽ trả tiền theo tuần làm việc. Bằng cách này, các công ty sẽ thu hút được nhiều sự chú ý hơn, đồng thời cho phép Sadler và các cộng sự “mặc áo” của anh có thời gian nghỉ ngơi vào cuối tuần và các ngày lễ. Cho tới gần đây, họ vẫn phải mặc áo có in hình quảng cáo vào cả những dịp đặc biệt và ngày nghỉ như Giáng sinh hay lễ Tạ ơn. 

Bên cạnh đó, cách tính giá quảng cáo cũ cũng chuẩn bị được xóa bỏ, thay vào đó là cách tính giá theo từng gói quảng cáo.

Khi Sadler khởi động IWearYourShirt.com, anh không viết một kế hoạch kinh doanh nào vì anh muốn phát triển đến đâu sẽ đặt ra mục tiêu đến đó. “Nếu viết kế hoạch kinh doanh thì có lẽ tôi đã thất bại rồi. Quá nhiều người lên kế hoạch và cứ bị gắn chặt vào kế hoạch đó. Nếu như bạn có định lên một kế hoạch kinh doanh thì hãy viết nó bằng bút chì. Bằng cách này, bạn có thể tha hồ tẩy xóa và chỉnh sửa”, Sadler chia sẻ kinh nghiệm.

Thị trường bán lẻ rớt hạng thê thảm vì doanh nghiệp tự “dìm” nhau?

Nhiều cửa hàng trưng biển hạ giá bán hàng
[Marketing3k - Bán lẻ] Dù bị tụt hạng về thị trường bán lẻ nhưng đây là thời điểm các doanh nghiệp Việt có thể cướp lại “miếng cơm” trên sân nhà từ tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Từ ngôi vị quán quân thế giới năm 2008, Việt Nam đã “rớt không phanh” xuống thứ 5 năm 2009, năm 2010 đứng thứ 14, năm 2011 xuống thứ 23 và năm nay bị bật ra khỏi top 30 các thị trường bán lẻ tốt nhất trên thế giới. Đây có thể là cơ hội để doanh nghiệp Việt lấy lại thị trường nhưng cũng có thể là thời khắc bị doanh nghiệp nước ngoài “nuốt chửng”. 

Từ “ông lớn” đến bà nội trợ đều lao đao

Chợ lẻ thổi giá, giới đầu cơ tạo sốt ảo, hàng chất lượng kém nhan nhản oanh tạc thị trường... là lý do người dân đang dần quay lưng lại với thị trường bán lẻ trong nước. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, người dân thực sự chẳng mấy quan tâm đến chỉ số thị trường bán lẻ tăng hay giảm, vì họ còn bận lo cuộc sống cơm áo gạo tiền.

Xây dựng và duy trì lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 22 thg 6, 2012 | 6/22/2012

[Marketing3k - Thương Hiệu] Những yếu tố nào mang đến lòng trung thành cho thương hiệu? Ngoài yếu tố thời gian là tính kiên nhẫn, sự cam kết và biết cách điều hành thương hiệu một cách hợp lý. Điều gì khiến nhân viên tiếp thị xây dựng và giữ gìn lòng trung thành cho thương hiệu đặc biệt là trong thời kỳ người tiêu dùng có nhiều lựa chọn - quá nhiều lựa chọn là khác - trong thị trường gia tăng mang tính toàn cầu?

Các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng thương hiệu vẫn có thể áp dụng được. Ngay cả trong giai đoạn công nghệ tiên tiến và tiếp thị qua mạng điện tử thì những điều cơ bản vẫn hiện hữu. Không có lý do gì để tăng tốc trong giai đoạn này cũng như không cần phải đi bằng đường tắt.

Bí quyết giàu 14 đời của một gia đình làm chũm chọe

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 21 thg 6, 2012 | 6/21/2012

Ông tổ Avedis Zildjian
[Marketing3k - Kinh Nghiệm] Cách đây gần 400 năm, vào năm 1623, Avedis Zildjian đã thành lập nên một công ty chuyên về sản xuất chũm choẹ tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Việc kinh doanh của Avedis Zildjian phất nhanh như diều gặp gió, tài sản tích lũy nhiều và tiếng tăm của hàng hoá đã lan sang nhiều vùng đất khác trên thế giới.

Thế hệ đời thứ 14 hiện nay của gia tộc là hai chị em bà Craigie và em gái Debbie Zildjian. Công ty của gia tộc Zildjian tồn tại lâu hơn cả một đế quốc, đã vươn chi nhánh sang tận nước Mỹ và sinh tồn trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất như Đại Suy Thoái và hai cuộc Đại chiến Thế giới I và II.

Ngày nay, công ty của gia tộc Zildjian đang kiểm soát 65% thị trường chũm choẹ toàn cầu và đạt doanh thu hơn 50 triệu USD vào năm ngoái…

Tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh ở đâu?

Đăng bởi: Quý Hải | Nhà tư vấn on 20 thg 6, 2012 | 6/20/2012

[Marketing4u - Sáng tạo] Xung quanh bạn có đầy những ý tưởng kinh doanh. Một vài ý tưởng kinh doanh đến từ sự phân tích về các xu hướng thị trường lại có những ý tưởng kinh doanh đến một cách rất tình cờ.

1. Bản thân bạn có những gì?

Để có được một ý tưởng kinh doanh hợp lý hãy đặt cho mình những câu hỏi: “Tôi đã có kinh nghiệm làm gì?”, “Tôi có thể làm được gì?”, “Khách hàng có sẵn sàng trả tiền cho những hàng hóa và dịch vụ của tôi không?”, “Tôi có thể lo được đủ tiền để bắt đầu công việc kinh doanh đó hay không?”,

2. Luôn bám sát những sự kiện đang diễn ra và sẵn sàng ngay khi thấy các cơ hội kinh doanh

Nếu bạn chịu khó theo dõi tin tức trên báo chí, ti vi có thể bạn sẽ thấy ngạc nhiên là sao có nhiều ý tưởng kinh doanh xuất hiện trong đầu mình đến vậy. Bám sát các thông tin nhất là những thông tin tài chính sẽ khiến bạn nắm rõ về xu hướng thị trường, giá cả nguyên vật liệu, …


Ví dụ: hiện nay ở Canada việc kết hôn giữa hai người đồng giới đã được pháp luật cho phép. Đã có rất nhiều doanh nhân bán những tour du lịch trọn gói phục vụ cả những cặp vợ chồng đồng giới này. Nếu không theo dõi sát sao để biết rằng luật pháp đã thay đổi thì liệu những doanh nhân này có nghĩ ra được ý tưởng kinh doanh đó hay không? 

3. Phát minh ra một hàng hóa hay dịch vụ mới

Bạn thử nghĩ xem, cách đây khoảng 30 năm liệu đã có một nhu cầu lớn về các sản phẩm như phầm mềm chống virus, các nhà cung cấp dịch vụ Internet hay đơn giản là máy tính để bàn hay chưa? Câu trả lời chắc chắn là chưa. Cuộc sống thay đổi từng ngày từng giờ. Với một chút sáng tạo và một chút chăm chỉ, bạn có thể nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh phù hợp cho mình. 


4. Ý tưởng kinh doanh từ những sản phẩm đã tồn tại

Có những sản phẩm hay dịch vụ không thể thay đổi được nhưng cũng có những sản phẩm/dịch vụ vẫn có thể làm cho tốt hơn và bạn sẽ thu lợi từ việc này. Ví dụ: kèm theo dịch vụ cơm hộp buổi trưa cho các văn phòng bạn có thể bán kèm hoa quả tráng miệng. 


5. Nghiên cứu thị trường khác

Có những mặt hàng/dịch vụ không thu hút được đối tượng này nhưng lại thu hút được đối tượng khác. Ví dụ: những sản phẩm làm từ vỏ sò, ốc biển có thể không bán được nhiều cho người địa phương nhưng lại rất thu hút những khách du lịch nước ngoài. Do vậy, nghiên cứu nhiều thị trường khác nhau có thể cho bạn những ý tưởng kinh doanh hiệu quả.

Theo xinhxinh
Bài đọc thêm:

Alibaba: của Caesar hãy trả lại cho Casesar

Jack Ma
[Marketing3k- Doanh nhân] Câu chuyện thành công của Jack Ma đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Sinh ra vào năm 1964. Lớn lên trong suốt cuộc cách mạng văn hóa, Ma đã tự học tiếng Anh. Khi còn là đứa trẻ ông đã đạp xe đến một khách sạn ở Hàng Châu nơi mà người nước ngoài được cho phép ở lại, đề nghị các tour du lịch cho thực tập để luyện tập tiếng Anh.

Theo đuổi ý tưởng và lý tưởng, không phải tiền bạc


Sau khi rớt kì thi đầu vào đại học lần 2, ông vào một ngôi trường tồi tàn, Trường cao đẳng sư phạm Hàng Châu. Sau đó ông làm việc như một thông dịch viên thương mại và có cơ hội đến Mỹ vào năm 1995. Trở lại quê hương ông đã mượn 2.000 USD để bắt đầu một trong những trang web thương mại đầu tiên của Trung Quốc. Trang web danh bạ về các trang web tại Trung quốc thất bại. Một vài năm sau,lúc đó Ma đang làm việc ở Bộ Ngoại Thương và hợp tác kinh tế, đã có cơ hội làm bạn với một nhà kinh doanh sinh ra ở Đài Loan,người đồng sáng lập Yahoo, Jerry Yang.

Tư vấn Quản trị - Tiếp thị - Thương hiệu

Nhà tài trợ

 
TOP